TÌNH NHỚ
TÌNH NHỚ
TÌNH NHỚ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TÌNH NHỚ

THƠ VĂN KẾT BẠN
 
Trang ChínhTrang Chính  DẠY CHÓ  I_icon_mini_portal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» DỐC BUỒN
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Wed Feb 08, 2023 9:15 pm

» Góc Thơ Thanh Thảo
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Thanh Thảo Wed Jan 27, 2021 6:41 am

» Mưa Huế
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby dza lu kieu Fri Nov 23, 2018 2:38 am

» GIỌT NẮNG PHAI
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby dza lu kieu Sat Oct 27, 2018 3:59 am

» MÙA TRĂNG VỠ
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby dza lu kieu Mon Jun 25, 2018 2:26 am

» THU VỀ TÔI LẠI NHỚ NGƯỜI - Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Vĩnh Xuân Sat Apr 07, 2018 7:03 pm

» VỀ HƯU - Tùy bút Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Vĩnh Xuân Sat Apr 07, 2018 6:58 pm

» GỌI THẦM - Tùy bút Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Mon Dec 26, 2016 3:04 am

» HÌNH MỚI CHỤP HÔM NAY NÈ
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Fri Dec 23, 2016 5:56 pm

» ĐÀN CHIM XA XỨ - Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Wed Oct 12, 2016 2:38 pm

» TỪNG THU GỢI NHỚ ĐẾN EM - Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Tue Oct 11, 2016 9:39 pm

» ĐÊM BUỒN NHỚ MẸ - Thơ Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Mon Aug 01, 2016 11:53 pm

» Việt Nam Đất Nước Tôi
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Thu Jan 21, 2016 2:57 pm

» Than chao
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Thu Jan 21, 2016 2:54 pm

» Lá Cờ Vàng Ta bay Trên Bầu Trời Bắc Mỹ
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Wed Dec 16, 2015 2:01 am

» NỖI LÒNG ÁO TRẮNG
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Wed Nov 04, 2015 2:21 am

» MÀU HOA VÀ NỖI NHỚ
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Wed Nov 04, 2015 2:19 am

» Tạ Ơn Người Cho Tôi Cuộc Sống Mới - Thơ Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Wed Aug 26, 2015 5:08 pm

» HUẾ VÀ EM
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Thu Jul 02, 2015 12:56 am

» TÌNH THƠ CHO HUẾ _BÀI THƠ THỨ 5
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Sun Apr 19, 2015 9:48 pm

» MỘT ĐỜI ĐÁNH MẤT - Thơ Xướng Họa THANH HUYỀN-SONG AN CHÂU
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Tue Jan 20, 2015 6:00 pm

» Thơ xướng họa LIDA-SONG AN CHÂU
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Sat Jan 03, 2015 5:41 am

» THU VÀ NIỀM NHỚ
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Thu Dec 18, 2014 5:01 pm

» TÌNH KHÚC CHO EM MÙA ĐÔNG - Thơ Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Tue Dec 16, 2014 2:57 am

» MÙA ĐÔNG BUỒN
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Sat Nov 29, 2014 3:34 am

» CÔNG DỤNG CỦA HẠT ĐƯỜI ƯƠI
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Fri Nov 28, 2014 5:41 am

» HAPPY THANKSGIVING
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Mon Nov 24, 2014 7:13 pm

» ĐƯỜNG TÌNH LỠ NHỊP
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Sat Nov 22, 2014 5:52 am

» TƯƠNG ỚT (ỚT SA TẾ )
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby dza lu kieu Wed Nov 19, 2014 10:46 am

» THƯ GỞI THĂM EM - Thơ Đối Đáp - Song An Châu & Sông Song
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Thu Nov 06, 2014 4:12 pm

» Thơ Ngô Thiên Tú
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Thu Sep 04, 2014 8:56 pm

» HẠ NHỚ - Thơ Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Lida Thu Sep 04, 2014 8:42 pm

» EM ĐI LÚC CHIẾN TRANH TÀN - Thơ Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Tue Aug 19, 2014 3:03 am

» CÁM ƠN
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby ngothientu Sat Aug 02, 2014 6:44 pm

» NHỚ LỜI MẸ DẶN - Thơ Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Fri May 16, 2014 6:35 pm

» Cỏi nhớ - Thơ Tự do
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby dza lu kieu Thu Apr 24, 2014 11:57 am

» Thơ Vượt Sóng
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby ngothientu Tue Apr 15, 2014 7:15 pm

» WEB THÀNH VIẾN, BQT, MOD
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby ngothientu Thu Apr 10, 2014 10:07 pm

» NHỚ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - Thơ Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Wed Apr 09, 2014 4:36 pm

» CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3- Song An Châu
DẠY CHÓ  I_icon_minitimeby Songanchâu Sat Mar 08, 2014 3:27 pm

TĩNH NHỚ
DẠY CHÓ  Hinhvu10 DẠY CHÓ  2-30 Em ngồi nhặt lá Thu rơi Tìm trong nỗi nhớ dáng người mình thương Lida
CALENDAR
DẠY CHÓ  %E1%BA%A2nh%20%C4%90%E1%BB%99ng%20Hoa%20H%E1%BB%93ng

 

 DẠY CHÓ

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeFri Sep 03, 2010 3:46 am

Hầu hết loài người rất yêu thương súc vật nhất là chó , mèo rất gần gủi con người vì cùng sống chung nhà . Tại các nước Âu-Mỹ đời sống chó , mèo được chăm sóc kỷ lưỡng và có luật pháp bảo vệ . Có quyền sống và sinh hoạt trong gia đình , xã hội gần như hay được ưu tiên . Ra đường , lên xe buýt , tai nạn khẩn cứu ....... đôi lúc chó còn ưu tiên hơn đàn ông chúng tôi . Thứ tự được xếp :

1-Trẽ em .

2-Phụ nữ và người già .

3-Chó .

4-Đàn ông .

Quả thật là tủi hổ cho thân phận đàn ông chúng tôi . Mua một con chó nhỏ tại Âu - Mỹ giá từ 2000 dollars đến 4000 là thường . Giá chót cũng 500 $ , thế mà thiên hạ vẫn mua về chơi kiểng , săn sóc , bồng bế ......đôi lúc còn cho ngũ chung trên giường nệm . Còn chuyện chó ngồi salon xem TV là thường tình .

Chỉ khổ nổi là chó hay ỉa vất , đại tiện , tiểu tiện tùy hứng . Nếu không biết dạy cho chúng biết cách đi xã xú bắp thì dễ bất mãn và đem cho mặc dù rất thích . Sau đây TT xin chỉ cách dạy chó biết làm vệ sinh cho nó đúng lúc , đúng chỗ để tăng phần yêu thương của chủ nhà .

****000O000******

DẠY CHÓ ĐI VỆ SINH .

Việc huấn luyện luôn bắt đầu càng sớm càng tốt. Một chú chó con sẽ dễ dàng tiếp nhận những bài tập luyện và dễ dàng tạo thành thói quen tốt hơn, còn chó lớn đã hình thành những thói quen về mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, và thói quen đã ăn sâu khá lâu trong " tiềm thức " của chó nên rất khó để luyện tập lại.

Huấn Luyện Chó Đi vệ Sinh Trên Giấy :


Mục tiêu của bài huấn luyện này là giúp chú chó con của bạn quen với việc đi tiêu và tiểu trên tờ giấy ( hoặc tờ báo ) mà bạn đã trải nơi bạn muốn chó của bạn " đi ". Tốt nhất là bạn nên trải giấy ở nơi dễ dọn dẹp và lau chùi như nhà bếp, phòng tắm. Nơi bạn chọn không nên quá gần nơi ăn, ngủ của chó, vì theo bản năng, chó có xu hướng giữ gìn sạch sẽ khu vực ăn ở của mình.

Đầu tiên, bạn nên giữ chó ở nơi bạn đã chọn, rải vài tờ giấy ở đó ( nên để các tờ giấy chồng lên nhau ), chờ cho tới khi chó chịu tiêu, tiểu. Khi chó đã đi lên giấy, mùi " chất thải " đã thấm xuống những tờ giấy dưới, bạn bỏ tờ giấy ở trên đã dơ và thay tờ giấy sạch, nhưng đặt dưới tờ giấy đã thấm mùi. Lần sau, chó sẽ dễ dàng " đánh hơi " và sẽ " đi " lại đúng chỗ đó.
Nếu chú chó của bạn đã quên bài tập trên giấy mà nó đã được học lần đầu, bạn hãy kiên nhẫn lấy tờ giấy có mùi nước tiểu của nó và đặt lên những tờ giấy khác. Nếu chó của bạn " lỡ " tiêu tiểu sai chỗ, bạn nên tẩy mùi ngay vì trong lần sai, khi chó " đánh hơi " và nhận ra có hai chỗ khác nhau phải lựa chọn để " hành động " thì chó sẽ bị lúng túng.

Bạn nên nhớ rằng, chó con sau khi ăn, uống nước, hay sau khi thức dậy, chó cần đi vệ sinh. Với một con chó còn nhỏ thì cần phải đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Thường thì dấu hiệu để bạn nhận biết chó của bạn muốn đi vệ sinh là chó khịt mũi ngửi xung quanh, cố gắng tìm đúng chỗ để " hàmh động ". Có những chú chó con sẽ ngửi quanh đồng thời chạy vòng vòng ( có lúc chạy cách điên cuồng ). Khi đó, bạn hãy nhanh chóng đặt chó vào tờ giấy trải nơi bạn muốn, nhẹ nhàng kiềm chế những cử động của nó, cho tới khi chó tiêu tiểu nên giấy. Nhớ khen chú chó của bạn sau khi nó đã " đi " lên giấy.

Huấn Luyện Chó Không Làm Bậy Trong Chuồng :


Bài huấn luyện này sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với bài huấn luyện trên, bạn sẽ tập cho chú chó của bạn biết giữ gìn chỗ ngủ sạch sẽ. Để chó con bắt đầu làm quen với chuồng, bạn nên làm cho chuồng hấp dẫn hơn bằng cách để vào chuồng vài món đồ chơi. Nếu chó phải ở trong chuồng vài lần với chất thải của nó, nó sẽ tự học rất nhanh cách kiềm nén đợi đến lúc bạn cho chó ra khỏi chuồng. Bạn hãy cho chú chó ra khỏi chuồng càng sớm càng tốt, điều này giúp chú chó hiểu rằng bạn sẽ sớm cho nó ra, và lòng tin của chú chó đối với bạn sẽ lớn dần. Bạn hãy cho chó ra và tập cho nó tự vô chuồng trở lại. Bạn nên lập lịch để cho chó ra, và thực hiện đúng theo lịch. Điều này rất quan trọng. Sau khi chú chó có thể tự vô chuồng cách tự nhiên, bạn có thể an tâm, sẽ không có '' sự cố nữa '', nhưng bạn hãy nhớ, chú chó của bạn sẽ đợi cho nó ra. Cũng bài huấn luyện này, bạn có thể dùng để dạy chú chó của bạn biết phân biệt nơi ngủ, ( chuồng, nhà dành riêng ) để giữ gìn vệ sinh và nơi có thể tiêu tiểu. Khi đã thành công bài huấn luyện, bạn có thể không cần đóng cửa chuồng mà vẫn an tâm. Khi cần ngủ, chú chó của bạn sẽ tự biết vô chuồng. Ngược lại, khi cần đi vệ sinh, chú chó của bạn sẽ ra ngoài và đi đúng chỗ quy định.

Huấn Luyện Chó Đi Vệ Sinh Ngoài Trời :


Bạn hãy dẫn chó đi quanh khu vực bạn chọn cho chó tiêu, tiểu. Kiên nhẫn cho chó nhiều thời gian để chó chó thể " hành động ", nhớ khen nó khi nó làm xong. Việc khen thưởng bằng lời và hành động sẽ giúp chú chó của bạn hiểu hành động của nó là đúng và nó sẽ cố gắng thực hiện trong những lần sau.

Hầu hết, chó con thường phải đi vệ sinh khoảng 6 lần trong 1 ngày, nên cách khoảng 3-4 giờ đồng hồ, bạn nên dẫn chó ra ngoài. Rất tốt nếu bạn có thể dẫn chó ra ngoài sau mỗi bữa ăn. Chó con khi no, bao tử của nó sẽ ép bàng quang và nó không thể nhịn lâu. Nên dẫn chó của bạn ra ngoài vệ sinh vào buổi chiều tối, như thế chú chó không phải cố gắng kiềm chế suốt đêm. Nếu bạn lặp đi lặp lại việc dẫn chó ra ngoài đi tiêu , tiểu một chỗ nhất định, và khen thưởng mỗi khi nó " hành động " đúng, chú chó của bạn sẽ hiểu chỗ vệ sinh của nó và sẽ thực hiện đúng như bạn muốn.

Dọn Vệ Sinh :


Thật sự, sẽ không hay chút nào nếu bạn dẫn chó ra ngoài và để phân lại ngoài đường. Trách nhiệm của bạn là dọn sạch những " phế phẩm " từ chú chó của bạn. " Phế phẩm " của chú chó là một vấn đề của môi trường chung, và ít nhiều nó có khả năng gây hại sức khoẻ của mọi người.

Bạn nên dọn phân chó bằng cách dùng bao ny-long, bỏ vào và cột chặt lại, sau đó mới bỏ vào thùng rác. Không nên chôn vùi dưới đất vì trong phân có thể có giun đũa và sán dây rất dễ truyền sang người và con vật khác. Nếu chó đã " hành động " trong nhà, bạn nên chà sạch chỗ dơ bằng thuốc sát trùng có mùi thơm.

Tai Nạn Sẽ Xảy Ra :


Không phải vấn đề nằm ở việc bạn chọn cách tập cho chó đi vệ sinh. Nhưng vẫn khó tránh khỏi những lúc có " tai nạn ", nhất là trong lúc tối, khi bạn đang ngủ, chú chó con của bạn không thể nhịn nổi trong một thời gian dài. Lúc đó, dù chỉ mới 1 phút, bạn cũng không nên la mắng hay đánh phạt chú chó của bạn. Chú chó con của bạn rất mau quên, nó sẽ không hiểu vì sao bạn giận. Nếu bạn bắt gặp nó đang " làm bậy ", bạn hãy dứt khoát la " không " và nhanh chóng đưa nó đến nơi bạn muốn nó " hành động ". Đừng bao giờ bạn đánh vào đít nó hoặc dí miệng nó vào phân của nó, vì chẳng những điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ mà nó còn tạo cho chú chó của bạn hiểu lầm rằng bạn muốn nó " đi " lại chỗ đó vào lần sau.



Được sửa bởi thientin ngày Mon Sep 20, 2010 12:29 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeSat Sep 04, 2010 2:12 am

Phương pháp nuôi chó con và chó trưởng thành:

Nuôi chó và dạy chó , đấy là cả một nghệ thuật . Với những ai sắp sửa nuôi và đã nuôi hãy dành thời gian chăm sóc chó và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những ngưòi đi trứơc để có thể nuôi được con chó như ý .


1) . Nuôi chó con .


Mọi người khi đi mua chó cần lưu ý , chỉ nên mua chó con từ 2 đến 2,5 tháng tuổi trở nên , như vậy mới đảm bảo về thể lực tối thiểu khi ta chăm sóc .

Chó con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi cho ăn 3 bữa một ngày , thời gian chia đều trong ngày cho hợp lý . Các bữa ăn cần có một khoảng thời gian nhất định để cho chó tiêu hóa hết thức ăn (Không nhất thiết người ăn lúc nào thì cho chó ăn lúc đó , sẽ không hợp lý về thời gian vì ).

Sau bữa ăn nên cho chó chạy tự do và vệ sinh 5 , 10 phút và cũng để tiêu hóa thức ăn . Bữa chiều tối ăn nhiều hơn một chút và chủ chó dành thời gian thả chó nhiều hơn .

Thức ăn cho chó bao gồm : bột gạo , bột ngô , thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc ( Trâu , bò , ngựa , hạn chế thịt lợn vì khó tiêu ) . Thức ăn đều phải nấu chín và loãng như cháo đừng cho ăn khô sẽ không tốt . Định lựơng bao nhiêu là tùy vào giống chó to hay nhỏ mà ước lượng vì không có cụ thể .

Bữa ăn của chó thường kéo dài không quá 5 phút , nếu chó ăn hết sạch và còn hơi thòm thèm là đủ , sau khi ăn lập tức phải mang bát đi rửa ngay cho sạch sẽ . Nếu chó ăn xong mà còn thừa thúc ăn , đem đổ đi và bữa sau phải giảm định lượng xuống cho phù hợp ( Một số người nuôi chó có thói quen hay để thừa thúc ăn để khi nào đói chó tự ăn , như vậy là hại chó vì thức ăn thừa dễ ôi thiu chó sẽ bị đi ỉa rất dễ chết ) . Đến bữa ăn khi nghe thấy bước chân của chủ chó đã rít lên ầm ầm vì bị mùi thức ăn kích thích . Có thể một tuần cho chó ăn một bữa ăn no hơn bình thường và ăn thêm một quả trứng gà nhưng phải nấu chín sau đó cho ăn tái dần cho đến khi có thể ăn sống không sao cả . Sẽ rất rốt cho sự phát triển của chó và bộ lông sẽ rất mượt mặc du chúng ta ít chải lông . Sau khi đi dạo buổi tối có thể cho uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng .


Sau 5 tháng có thể bổ xung hàng tuần một ít thị bò , ngựa sống nhưng phải thật tươi với cường độ từ ít đến nhiều sau này ( Đối với chó to , canh gác và làm nghiệp vụ ) . Đừng sợ chó bị đi ỉa khi ăn thịt sống , vì bản năng hoang dã chó vẫn ăn thị sống từ các con thú trong rừng , sau khi ở với người chó mới thuần hóa ăn các thức ăn khác của người .


2) Nuôi chó trưởng thành


Từ 6 tháng đến 1năm tuổi chúng ta cho chó ăn 2 bữa một ngày là đủ . Vào thời kỳ này chó đã bắt đầu luyện tập thể lực nên đòi hỏi lượng chất tăng nên ( Định lượng không tăng , nếu không chó sẽ bị béo và lười vận động sinh ra ủ dũ , đừng vì thương chó mà cho ăn nhồi nhét vô cùng tai hại . ) Ở nước ngoài có bán sẫn thịt hộp cho chó khoảng 1kg đến 1,2kg với giá phải chăng . Ở VN tùy thuộc vào kinh tế của chủ nuôi mà cung cấp ; Bạc nhạc , phổi , lòng và các đồ rẻ tiên ở lò mổ nếu không được tươi thì phải nấu chín vì trong đó có nhiều sán . Tẩy giun , sán thường xuyên thì chó mới lớn được, và thức ăn sẽ được hấp thụ toàn bộ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với luyện tập và chạy nhảy hợp lý sẽ cho ta một con chó đẹp về hình thể , thông minh và cường tráng . Sự phát triển của chó mãnh liệt nhất là đến một năm tuổi , mọi hình dáng ,thể chất phụ thuộc vào thời kỳ này rất nhiều . Nhiều con bị hỏng chân sau , phom dáng không đạt là do cách nuôi dưỡng của chủ chưa đúng chứ nhiều khi không phải do giống .

Chăm sóc hợp lý và khoa học sẽ cho ta một con chó trưởng thành như ý và vô giá .Chó trửơng thành sau một năm tuổi chỉ cần ăn một bũa một ngày là đủ , nhưng vẫn phải đủ về chất lựơng ( Thịt nhiều rau ít , thỉnh thoảng cho gặm ống xương bò hoặc xương đùi bò ) . Chó nuôi vào các mục đích khác nhau , các giống to , nhỏ thì định lượng và chất lượng cũng khác nhau .

Chó về già thì giảm trọng lượng và chỉ nên duy trì không được để chó béo sẽ sinh nhiều bệnh về chó già .

Tuổi thọ trung bình của chó vào khoảng 12 đến 14 năm .

Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeSun Sep 05, 2010 12:12 pm

Những thức ăn cấm kỵ đối với chó

- Thức ăn nóng (vừa mới nấu xong), thức ăn lạnh (lấy từ tủ lạnh ra), đồ ăn cay, đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói;

- Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín. Lý do là cá nước ngọt và cá biển sống có thể có trứng giun, sán dễ truyền bệnh cho chó;

- Không nên cho chó ăn xương. Điều này có vẻ như trái với quan niệm xưa nay về chú chó luôn say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương chính là tai họa đối với loài chó. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ;

- Không nên cho chó ăn quá nhiều mì, các loại đậu, bánh mỳ trắng, khoai tây…;

- Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trửơng thành;

- Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt);

- Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống;

- Trong thức ăn chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu…;

- Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.

Chế độ cho cún con ăn trong ngày

Dưới 2 tháng tuổi: cho ăn 6 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 3,5h

Từ 2 – 4 tháng: cho ăn 5 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 h.

Từ 4 – 6 tháng: cho ăn 4 lần/ ngày,

Từ 6 – 10 tháng: cho ăn 3 lần/ ngày,

Từ 10 tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ ngày như đối với chó lớn.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeTue Sep 07, 2010 2:17 am

TẮM CHÓ NHƯ THẾ NÀO ?

Tưởng chừng đơn giản, nhưng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Có nên tắm cho chó không?

- Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế, thậm chí người ta không tắm cho chó.

- Ngược lại khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu : độ ẩm cao+ bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi...Tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông- vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng...

- Các giống chó lông ngắn : Boxer, Rottweiler, Labrador, dachshund... cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm.

DẠY CHÓ  Sharpei12

DẠY CHÓ  ALASKANMALAMUTE2

DẠY CHÓ  AmericanPitBullTerrier4

DẠY CHÓ  Boxer3

DẠY CHÓ  BullTerrier

- Thân nhiệt chó cao hơn người : 38o5 +/- O,5oC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, tránh được bệmh cảm nóng ( heat strock ).

2. Khi nào thì không nên tắm cho chó ?

- Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18oC.

- Chó non đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.

- Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.

- Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi "đặc trưng hấp dẫn chó đực" sẽ giảm hưng phấn tính đực khi giao phối.

- Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.

- Chó mới sinh con.

- Chó mới mua về nuôi.

- Chó mới tiêm chích ngừa dịch bệnh.

- Chó vận chuyển.

3. Cách tắm chó như thế nào?

- Nước tắm chó : ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm ở sông, hồ ao tù ô nhiễm.

- Shampoo : có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Hoặc một số loại shampoo của người có độ ẩm và dướng da tốt. Các loại shampoo trị ve, rận, nấm phải cỏ chỉ định của BSTY. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY.

- Tắm bằng nước lá cây, hoa quả : Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà - cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.

- Thao tác tắm chó: Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sin tai, nhất là với giống chó tai cụp, dài như : Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador... Không tắm chó ở thế nằm ngửa.

DẠY CHÓ  AfghanHound

DẠY CHÓ  ALASKANMALAMUTE2

DẠY CHÓ  COCKERSPANIEL2

DẠY CHÓ  Dachshund4


- Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet.

- Với những con chó mới tắm lần đầu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.

4. Bao lâu tắm chó một lần?

- Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.

5. Sau tắm có dấu hiệu gì bất thường : bỏ ăn, run rẩy, tiêu chảy...cần khám BSTY ngay.

Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeThu Sep 09, 2010 1:59 am

CHĂM SÓC CHÓ .

Một con chó nuôi ở trong nhà luôn được xem như là một món đồ chơi hấp dẫn của các em nhỏ, vì thế các em rất thích vui đùa và ẳm chó con. Việc tiếp xúc của các em nhỏ với chó con nảy sinh ba vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm:

1/ Tư thế ẳm chó con của các em nhỏ là nhồi ép rất mạnh vào bụng, từ đó sẽ làm chèn ép các nội tạng trong xoang bụng vốn rất mong manh nơi chó con sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, từ đó chó con rất dễ bị bệnh.

2/ Ở trên chó có một số loại giun sán có thể lây sang người, mà những loại giun sán này bị nhiễm vào chó con từ rất sớm.

3/ Bản năng của chó con là thích cắn xé, vì thế có thể chúng cắn vào tay chân khi các em đưa tay vào miệng chó.

Để ngăn ngừa tình trạng này, với các chó nhỏ nên hạn chế việc chơi đùa và ẳm bồng của các em nhỏ. Phải xổ giun định kỳ cho chó mỗi năm 2–3 lần, lần đầu tiên nên cho chó con uống thuốc tẩy giun lúc được một tháng tuổi. Có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống, có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:

- BIAVERM : đây là loại thuốc kết hợp hai thành phần Niclosamide và Levamisole, có thể tẩy được sán dây, giun đũa, giun móc, giun tim và giun phổi.

Liều dùng:

- Chó, mèo dưới 2,5kg thể trọng: cho uống ½ viên

- Chó, mèo từ 2,5kg – 5kg thể trọng: cho uống 01 viên

- Chó, mèo trên 5kg thể trọng, cho uống ½ viên/2,5kg thể trọng. Lưu ý không được dùng quá 06 viên cho một con. Cho uống vào buổi sáng trước khi ăn, dùng một liều duy nhất.

- EXOTRAN: 01 viên/5kg thể trọng . Cho uống thuốc trước khi ăn. Chó con rất dễ bị nhiễm giun sán nên được cho uống mỗi tháng một lần trong hai tháng đầu, chó lớn mỗi năm xổ hai lần.

Ngoài ra để ngăn ngừa chó cắn trẻ em, người ta có thể dùng kiềm cắt móng tay để bấm bỏ đầu nhọn của các răng nanh và phải cắt cho bằng phẳng. Nên cắt khi răng còn non, đừng để quá lớn mới cắt sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, móng chân của chó cũng phải được theo dõi để cắt ngắn, nếu để móng chân mọc quá dài, chó sẽ bị đau bàn chân và đi lại khó khăn. Đối với chó có lông dài, thỉnh thoảng phải cắt bớt lông ở vùng mắt và vùng chân cho chó.

Như phần trên đã trình bày chó con rất dễ bị bệnh, nhất là sau những đợt phải vận chuyển chó đi xa. Cũng như giống chó Phú Quốc khi du khách mang từ đảo về đất liển thường khó nuôi. Không riêng gì chó Phú Quốc mà ngay cả những giống chó khác đều khó nuôi nhất là khi chó còn nhỏ. Chó con bị nhiễm giun sán cũng như những mần bệnh khác rất sớm từ chó mẹ. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn và chúng sẽ phát bệnh khi cơ thể chó con bị suy yếu. Mặt khác, chó con rất dễ bị stress do thay đổi môi trường sống, thay đổi về cách nuôi thả sang nuôi nhốt, thay đổi về khí hậu, do vận chuyển đi xa, do thay đổi về thức ăn, cách tắm, thay đổi cách chăm sóc…vv. Những thay đổi đột ngột này là nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu, từ đó mần bệnh dễ bộc phát. Để khắc phục những điều nêu trên, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

- Tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm theo lịch như đã trình bày ở trên. Sau khi tiêm ngừa phải ngừng tắm cho chó từ 5 -7 ngày. Sau khi vừa tiêm ngừa không được vận chuyển chó đi xa, không được thiến, mổ.

- Đừng tắm nhiều cho chó con vì chó con chịu lạnh kém. Nếu cần tắm thì phải tắm nhanh bằng nước ấm và sau khi tắm phải sấy khô lông ngay (không được đem phơi nắng chó con để khô lông). Phải dùng xà phòng và dầu tắm riêng cho loài chó, đừng sử dụng dầu tắm của người cho chó.

- Phải biết phân biệt chó bệnh và chó khỏe để có hướng can thiệp kịp thời.

- Đối với chó nhỏ nên xay nhuyễn thức ăn để thức ăn dễ tiêu hóa. Cho chó ăn đầy đủ và phải cân đối về các chất dinh dưỡng. Có nhiều người chủ đôi khi quá cưng chó mà chỉ cho ăn toàn chất đạm mà thiếu đi những chất khác cũng không tốt.

- Đừng cho trẻ em ẳm bồng và nô đùa với chó con quá mức sẽ làm chó con mệt đưa đến giảm ăn và xáo trộn tiêu hóa.

- Trước khi muốn vận chuyển chó đi xa nên cấp trước VitaminC 1 – 2 ngày để tăng sức đề kháng, giảm stress cho thú.

- Đối với chó Phú Quốc có nguồn gốc ở đảo, do được nuôi ở một môi trường tương đối thoáng hơn so với đất liền, đa số là nuôi thả, thức ăn quen thuộc với cá biển và có thể chưa được tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm (bệnh Carré, bệnh do Parvovirus…). Vì thế khi muốn đem chó từ đảo về đất liền nếu khách du lịch đi chơi vài ngày thì tốt nhất là nhờ nhân viên thú y tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm cho chó tối thiểu 10 ngày trước khi đem chó về và cũng phải cấp VitaminC trước khi vận chuyển như đã nói ở trên. Ngược lại nếu không kịp tiêm ngừa vaccin thì khi mang về nhớ cho chó ăn thức ăn gần giống với thức ăn trước đó để chó quen dần và trong vòng 7 ngày sau nếu chó vẫn bình thường thì nên tiêm ngừa cho chó nếu đã đến tuổi tiêm ngừa. Không được nuôi nhốt liên tục mà thỉnh thoảng phải dẫn chó ra ngoài vận động.

(Những điều người nuôi chó cần biết) ( Nguồn vietkenclub )

Chúc các Bạn có được những thông tin bổ ích. Hy vọng làm cho các được biết thêm nhiều điều hơn

Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeThu Sep 09, 2010 2:02 am

GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG VÀ THỨN CỦA CHÓ .

1/ Tăng trưởng:
Tăng trưởng là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của chó. Nó quyết định cả về đặc điểm, tầm vóc, hình dáng và kích cỡ khi chó trưởng thành. Để chó phát triển tốt, chó con cần một khẩu phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của nó.

Chó con thuộc các giống chó nhỏ, trung bình và giống lớn không giống nhau về quá trình tăng trưởng. Bởi vì có các khác biệt cơ bản liên quan đến tầm vóc và trọng lượng của chó.

Dựa trên tầm vóc và trọng lượng của chó trưởng thành có thể phân biệt 04 nhóm chính:

A * Giống chó có tầm vóc nhỏ: trọng lượng trưởng thành từ 1 – 10kg.
* Giống chó có tầm vóc trung bình: trọng lượng trưởng thành từ 11 – 25kg
* Giống chó có tầm vóc lớn: trọng lượng trưởng thành từ 26 – 45kg
* Giống chó có tầm vóc khổng lồ: trọng lượng trưởng thành trên 45kg .

a/ Thời gian tăng trưởng:

Thời gian tăng trưởng khoảng 08 tháng đối với giống chó nhỏ - 12 tháng đối với các giống chó có tầm vóc trung bình và từ 15 – 18 tháng ở những giống chó lớn và lên đến 24 tháng ở những con chó khổng lồ.

b/ Tỷ lệ tăng trưởng:

Lúc 1 tuổi, trọng lượng của giống chó Dachshund tăng 25 lần so với trọng lượng sơ sinh trong khi giống chó Mastiff tăng gấp 100 lần.

c/ Biến động về trọng lượng trưởng thành:

Trọng lượng trưởng thành biến động từ 1kg ở chó Chihuahua đến 80kg ở chó Mastiff. Điều này cho thấy tỷ lệ 1:80 trong khi đó ở người tỷ lệ này chỉ là 1:2

2/ Khẩu phần ăn riêng biệt cho từng kích cỡ:

Những quy luật chung về khẩu phần ăn cho chó con cần phải tuân theo:

- Tính đa dạng của tầm vóc & tỷ lệ tăng trưởng.

- Khả năng tiêu hoá thức ăn.

a/ Sự tăng trưởng của các giống chó nhỏ:

- Giai đoạn tăng trưởng nhanh và ngắn: chó con giống nhỏ cần được cung cấp đủ chất đạm, bột đường và chất béo giúp cho sự phát triển của xương và cơ trong thời gian ngắn.

- Hệ tiêu hóa nhạy cảm: chó giống nhỏ đòi hỏi thức ăn có khả năng tiêu hóa cao để ngăn ngừa các rối loạn như: phân lỏng hay bị tiêu chảy làm ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của chó. Nên cho chó ăn khẩu phần đặc biệt phù hợp với tuổi của chúng. Điều này sẽ đảm bảo cho việc vận động ở ruột đều đặn và tiêu hóa các dưỡng chất được tốt hơn.


Răng nhỏ: kích cở và cấu trúc của thức ăn phải thích hợp với răng và hàm còn nhỏ của chó. Có một vài loại thức ăn được thiết kế theo kích cỡ và mùi vị đặc biệt phù hợp cho những con biếng ăn và đặc biệt dành riêng cho những con vừa cai sữa.

b/ Sự tăng trưởng của chó con giống trung bình:

- Giai đoạn tăng trưởng của chó con giống trung bình tăng từ 40 – 60 lần so với trọng lượng sơ sinh. Trong giai đoạn này, chó cần rất nhiều năng lượng và dưỡng chất cũng như hàm lượng canxi và phốt-pho cân bằng trong quá trình hình thành xương rắn chắc và phát triển cân đối.

- Đây cũng là lúc hệ tiêu hoá nhạy cảm nhất. Điều quan trọng là phải chọn thức ăn có khả năng tiêu hoá cao để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hổ trợ việc lưu thông trong ruột ổn định.

c/ Sự tăng trưởng của chó con giống lớn:

- Trọng lương của chó con giống lớn từ 70 – 90 lần so với lúc mới sinh, giai đoạn tăng trưởng từ 15 – 18 tháng. Thời kỳ tăng trưởng kéo dài vì vậy nên kiểm soát mức năng lượng và hàm lượng chất béo có trong thức ăn nhằm đảm bảo cho xương phát triển tốt mà thú vẫn không bị thừa cân.

- Đây cũng là lúc hệ tiêu hoá nhạy cảm nhất. Điều quan trọng là phải chọn thức ăn có khả năng tiêu hoá cao để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hổ trợ việc lưu thông trong ruột ổn định.

d/ Sự tăng trưởng của chó con giống khổng lồ (giống đại):

- Giai đoạn tăng trưởng từ 18 – 24tháng: để đạt được sự phát triển hoàn hảo, chó con giống đại (Leonberger, Great dane, Saint Bernard…) cần từ 18 – 24tháng. Trọng lượng sơ sinh của chúng được nhân lên khoảng 80 – 100lần. Trong suốt giai đoạn tăng trưởng này, bạn pải theo dõi sự tăng trọng để thúc đẩy quá trình phát triển xương một cách tối ưu và cũng là bước phát triển quan trọng trong việc tạo khớp xương. Chó giống khổng lồ cần phải có khớp xương khỏe mạnh ở giai đoạn trưởng thành.

- Hệ tiêu hóa nhạy cảm: trong suốt quá trình tăng trưởng, hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Thức ăn dành cho giai đoạn này phải đảm bảo an toàn tiêu hóa. Thức ăn không được tiêu hóa hết có thể gây nên tình trạng thiếu dưỡng chất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chó con.

3/ Sự chọn lựa thức ăn:

Để đáp ứng như cầu dinh dưỡng cho chó, bạn có rất nhiều loại thức ăn để lựa chọn: thức ăn được chế biến tại nhà, thức ăn công nghiệp dùng liền ở dạng viên hay đóng hộp…

a/ Thức ăn được chế biến tại nhà:

Đây là loại thức ăn tự chế biến từ các nguyên liệu như: gạo, thịt, rau củ. Nhược điểm là đắt tiền, mất thời gian nấu và vấn đề đặc biệt khó là bạn phải chế biến ra một hỗn hợp thức ăn cân bằng và đầy đủ dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, canxi, phốt-pho, hàm lượng chất xơ, Vitamin và khoáng vi lượng đúng với lượng khuyên dùng hằng ngày. Nếu khẩu phần ăn không đáp ứng đủ số lượng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của chó con thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất.

b/ Thức ăn được chế biến sẵn:

Loại thức ăn công nghiệp này hoàn chỉnh, cân đối và chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đáp ứng cho giai đoạn tăng trưởng của chó con. Nó cũng được tuân theo quy luật vệ sinh an toàn thực phẩm như ở trên thực phẩm của người.

- Thức ăn khô: chứa ít hơn 14% nước (hàm lượng nước từ 8 – 10% đối với các sản phẩm đắt tiền). Đây là loại thức ăn cân đối hoàn hảo cung cấp đầy đủ tất cả các dưỡng chất theo nhu cầu của chó (chất đạm, chất béo, năng lượng, chất khoáng và vitamin).

Chất lượng của nguyên liệu thô và quy trình sản xuất được kiểm tra cẩn thận để tạo ra thức ăn có khả năng tiêu hóa cao với đầy đủ dưỡng chất, sử dụng ngay và dễ phân chia.

Thức ăn đóng hộp: ẩm độ trong bình 80%. Không dùng được lâu khi mở nắp và giá mắc gấp đôi giá thức ăn khô.

4/ Cách cho chó con ăn:

a/ Cho ăn nhiều bữa nhỏ: từ nhỏ đến 6 tháng tuổi nên cho chó con ăn 03 bữa một ngày. Nếu chó của bạn không ăn hết một lúc, sau vài phút hãy mang tô đựng thức ăn đi chổ khác. Nếu bạn sử dụng viê thức ăn để trị bệnh cho chó thì phải giãm số lượng thức ăn trong ngày.

b/ Số bữa ăn trong ngày:

Giống chó nhỏ:

đến 4tháng tuổi từ 4 – 10 tháng tuổi

3 bữa/ngày

2 bữa/ngày

Giống chó trung bình đến 6tháng tuổi

trên 6tháng tuổi

3 bữa/ngày

2 bữa/ngày

Giống chó khổng lồ đến 8tháng tuổi

trên 8tháng tuổi

3 bữa/ngày

2bữa/ngày

c/ Hãy cho chó ăn sau khi bạn ăn xong: chó là loài động vật sống theo đàn và chúng biết được vị trí thứ hạng trong đàn của chúng. Bạn nên cho chó ăn sau khi bạn ăn xong để cho chúng biết vị trí quan trọng của bạn và các thành viên trong gia đình của bạn. Không nên để sẵn thức ăn vì điều này sẽ khó kiểm soát chế độ ăn của chó.

d/ Không cho ăn quá nhiều: chỉ cho ăn theo lượng khuyên dùng ghi trên bao bì, nên kiểm tra trọng lượng chó một tuần/lần. Tránh cho chó ăn thức ăn thừa nó sẽ không phù hợp với nhu cầu dưỡng chất của chó con, không được cho ăn thức ăn ngọt như sôcôla…Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vấn đề phát triển của xương và chứng béo phì, có thể ảnh hưởng đến đời sống của chó sau này.

e/ Phải đảm bảo nước uống luôn sẵn có: chó của bạn phải luôn có nước bên cạnh, thường xuyên thay nước vì chúng hay nghịch phá với nước.

f/ Cân chó thường xuyên: để biết trọng lượng chó con của bạn có tăng theo tỷ lệ hay không? Bạn nên cân nó thường xuyên. Để làm điều này, bạn cân bạn trước, sau đó giữ con chó cân chung với bạn. Sự khác biệt giữa hai lần cân chính là trọng lượng của chó con.

g/ Dạy cho chó thói quen tốt: bạn nên tập cho nó quen với việc mang tô đi chổ khác hoặc là nắm cái tô trong suốt buổi ăn mà nó không gầm gừ.

Về Đầu Trang Go down
Hương Xưa
Member
Member
Hương Xưa


Tổng số bài gửi : 506
Join date : 08/12/2009
Age : 34
Đến từ : Xứ lạnh tình nồng

DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeFri Sep 10, 2010 12:39 am

Nuôi chó cũng tốn tiền tốn công quá nhỉ !!!
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeFri Sep 10, 2010 1:31 am

HX là dân chơi thì phải chấp nhận chứ DẠY CHÓ  776509 DẠY CHÓ  776509
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeFri Sep 10, 2010 1:52 am



BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ NUÔI CHÓ CHƯA ?

Là một người chủ thực sự của chó cưng nghĩa là bạn luôn dành cho nó một đời sống sung sướng và hạnh phúc nhất mà không ai có thể đối xử với chó tốt hơn bạn. Nếu bạn vướng phải một trong 5 vấn đề sau thì tốt nhất bạn chưa nên là chủ của một chú chó cưng :


1.Bạn luôn bận rộn với công việc, không thể dành thời gian thực sự chăm sóc và gần gũi với chó cưng:

-Vì không có thời gian, làm sao bạn có thể gần gũi, dắt đi dạo hoặc tập các bài tập cho chó vâng lời bạn? Bạn có người giúp việc ư? Làm sao chó có thể nhận biết ai là chủ? Chắc chắn chó chỉ nghe lời ai gần gũi nhất với nó mà thôi.

- Chó bị nuôi nhốt cách biệt, cô đơn sẽ trở nên nhút nhát, sợ hãi, đặc biệt thay đổi tính tình, có con trở nên hung dữ, ghét tất cả con người và loài vật khác, luôn gầm gừ muốn cắn xé, thần kinh thất thường. Dần dần chó mất khả năng hòa nhập với mọi hoàn cảnh sống, trở thành một sinh vật bản năng, vô cảm dù đó là một giống chó quý có đặc tính giống hiền lành cũng có thể trở thành một "ác thú".

- Không thể thu xếp được thời gian tối thiều, hàng ngày cho chó , tốt nhất bạn chưa nên quyết định nuôi nó, dù cho bạn được nhiều người mến tặng.

2. Khả năng tài chính của bạn rất hạn hẹp, phụ thuộc vào người khác:

- Cho dù chó của bạn là quà tặng ( không phải mất tiền mua giống), chó của bạn là giống chó nhỏ, bạn vẫn phải có chế độ dinh dưỡng, chăm nuôi khoa học với các loại thức ăn có chất lượng với chi phí không nhỏ. Đặc biệt các giống chó to như: Great Dane, Rott, Labrador, GSD... chi phí cho thức ăn một ngày không thể dưới 15.000 VND/ con ( khoảng USD 30/tháng, trong khi đó ở nước ngoài là USD 100/tháng/con). Cái thời mà chó chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, chất thải đã qua lâu rồi.

- Tính toán trên chưa kể các chi phí : vaccine phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc da, lông, tai, mắt... huấn luyện, giường nằm, dụng cụ dẫn dắt, đồ chơi... đặc biệt với các giống chó thuần chủng, các giống chó yêu cầu kỹ năng chăm sóc cao, khó có thể lường trước hết được tốn phí là bao nhiêu.

- Chưa có đủ khả năng kinh tế đẻ nuôi, tốt nhất bạn nên tạm dừng ý định sở hữu một con chó.

DẠY CHÓ  100_0596

DẠY CHÓ  52951259992571

DẠY CHÓ  GiantDog_450x556


Great Dane, Bulldog, Labrador, GSD

3. Mục đích duy nhất của bạn là "nuôi chó để giữ nhà":

- Dù cho bạn sở hữu một chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ lưỡng và có trình độ " cao học", nhưng với nhận thức trên sẽ sớm là chó của bạn mai một tất cả những gì nó có. Khi nó không phải là thành viên thực sự trong gia đình bạn, nó không được chủ ban phát những cái nhìn, vuốt ve trìu mến, công cụ "bảo vệ" nhanh chóng chuyển về bản năng " chiếm lính lãnh thổ", thay vì tấn công kẻ xấu, chúng sẽ căm ghét tất cả, "gậy ông lại đập lưng ông" là điều không còn bất ngờ với chủ chó. Một con chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ lưỡng và một "dã thú" có khoảng cách không xa.

- Bạn thực sự muốn được "bảo vệ" mà không yêu quý chó, tốt nhất bạn nên chi phí thuê các hệ thống an ninh, xã hội, cảnh sát, vệ sỹ... không thể nuôi chó nghiệp vụ được.

4. Bạn nuôi chó chỉ làm "đồ chơi" cho con trẻ?

- Trẻ con rất yêu quý chó nhưng nếu bạn chỉ nghĩ rằng: chó là đồ chơi của lũ trẻ, không quan tâm, chăm sóc chó chu đáo để biến chúng là một thành viên không thể thiếu cho cả bạn và con bạn thì tốt nhất bạn nên mua đồ chơi điện tử, búp-bê cho trẻ còn hơn. Trẻ con thích bề ẵm chó, nhưng làm sao chúng biết chăm sóc, nuôi dưỡng có ý thức được. Đôi lúc quá mê chơi, chúng lôi kéo, đùa quá mức còn làm chó mệt mỏi, ốm bệnh.

5. Bạn nuôi chó chỉ để nhân giống, hoặc bán lấy lãi, làm kinh doanh?

- Đó cũng là một mục đích của nhiều nhà nhân giống và kinh doanh các giống chó. Không có lưu thông thị trường thì không phát triển, cung cấp các giống chó ưng ý cho người nuôi. Nhưng các nhà kinh doanh chó cũng cần phải có tình cảm, thân thiện và chu đáo như một chủ nuôi chó thực sự. Có như vậy, chất lượng về giống chó, sức khỏe mới bảo đảm cho bất kể ai nuôi.

- Bạn có một con chó, trước hết bạn nên nghĩ rằng đó là thành viên của gia đình, cần được chu đáo, đối xử tốt. Việc thu lợi nhuận đó là cái sau này, nó sẽ trả ơn bạn sòng phẳng, không nên vì lợi ích trước mắt là : đồng tiền mà để chó sống lay lắt, mắc nhiễm dịch bệnh hoặc biến nó trở thành cái "mô hình chó", một thứ hàng hóa "vô tri".

Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeSat Sep 11, 2010 1:36 am

TẠI SAO CHÓ SỦA NHIỀU ?

Tại sao chó sủa quá nhiều ?

Có nhiều nguyên nhân làm cho chó sủa quá mức, gây phiền toái cho chủ và xóm giềng, chúng ta cùng tham khảo nhé:

1. Sủa, kêu nhiều do bản tính cá thể chó:

- Nhất là các giống chó nhỏ: Chihuahua, Nhật, nhiều khi không thể kiểm soát được, nhất là có khách đến chơi nhà, sủa cho tới khi khách đi mới dứt. Nguyên nhân có thể do chó không đuợc huấn luyện nghiêm khắc ngay từ nhỏ. Hoặc một số giống chó khác, có con bản tính "lắm điều".

- Xử lý: Phải nhờ các chuyên gia huấn luyện chó kiểm tra và cho biện pháp hữu hiệu. Một số nước ngoài có đeo máy chống sủa "anti-bark collars", hoặc phẫu thuật xử lý dây thanh vùng họng. Thạc sỹ Thú Y "Haufriendship", chuyên gia Thú Y của Vietpet có thể giúp bạn làm phẫu thuật này.

2. Sủa theo bản năng :

- Bảo vệ lãnh thổ, canh gác trông nhà. Chó sủa dữ dội liên tục khi có tiếng người lạ hoặc âm thanh lạ.

- Xử lý: Nếu thấy bất ổn, bạn nhốt chó vào chỗ kín, cách âm không cho chó nhìn và nghe tiếng động.

3. Sủa vô thức ( không theo ý thức):

- Chó bị nhiễm bệnh Ca-rê thể thần kinh, giai đoạn virus gây tổn thương não. Chó sủa kêu liên tục, vô thức.

- Xử lý: nếu BSTY xác định chó bệnh Ca-rê thần kinh, bạn nên quyết định biện pháp nhân đạo cho chó và chủ đỡ đau khổ.

4. Sủa do xa, nhớ mẹ, thèm sữa:

- Với chó con tách mẹ và chuyển chủ mới, trong vài ngày đầu, thậm chí cả tuần nhớ mẹ, thèm sữa sẽ kêu liên tục nhất là ban đêm.

- Xử lý : Ôm ấp, vuốt ve và chăm sóc, tiếp cận với chó con. Cho ăn, bú thêm sữa no , giữ ấm vào đêm.

5. Sủa do cô đơn, buồn tẻ:

- Chó bị nhốt kín, cách ly với người, cộng đồng chó hoặc súc vật khác , không được chăm sóc chu đáo cũng thường kêu sủa liên tục.

- Xử lý: Cho tiếp cận với người hoặc chó khác. Cần sự hòa đồng, không nên bạc đãi với chó.

6. Sủa do đau đớn, bệnh:

- Đau bụng dữ dội do trúng độc chì, thường chó con hay gặm các đồ vật có chứa kim loại chì.

- Chó non bị nhiễm quá nhiều giun tròn, độc tố giun cũng hủy hoại thần kinh làm chó hôn mê, sủa vô thức.

- Xử lý: Mời BSTY của bạn tới khám và cho các quyết định thích hợp.




Được sửa bởi thientin ngày Mon Sep 20, 2010 3:50 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeSun Sep 12, 2010 1:17 pm

Kinh nghiệm chọn một chú cún thông minh dũng cảm

Việc chó của bạn có khôn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ của chúng. Vì vậy, để đánh giá lựa chọn chó con khi mua, bạn cần phải quan sát, nghiên cứu rất kỹ càng tính cách, đặc điểm của cả chó bố và mẹ.


Lựa chọn chó con bằng phương pháp test và quan sát:

Việc chó của bạn có khôn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ của chúng. Vì vậy, để đánh giá lựa chọn chó con khi mua, bạn cần phải quan sát, nghiên cứu rất kỹ càng tính cách, đặc điểm của cả chó bố và mẹ. Thậm chí, các quan sát và test đối với chó bố mẹ còn quan trọng hơn là đối với chính chó con. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là bạn nên mua chó ở những nơi mà có thể xem được cả chó bố, mẹ.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi đến xem là quan sát các phản ứng của chó bố mẹ. Phản ứng của chúng ra sao khi bạn vào nhà? Chó mẹ có hoảng sợ hay không? Có sủa không hay là cụp đuôi chạy chốn vào góc? Có định xông ra cắn bạn hay tấn công bạn bất thình lình? Có hướng vào bạn mà sủa liên tục hay là chạy đến liếm tay bạn? Hay là đơn giản nó chỉ nhìn vào bạn, tiến lại gần để ngửi thăm dò, sau đó đi ra chỗ khác nhưng vẫn tiếp tục theo dõi bạn bằng cặp mắt cảnh giác? Cụm phản xạ cuối cùng được coi là tuyệt vời nhất nếu bạn có ý định tậu một chú chó khôn để trông nhà, và cũng là thích hợp với tất cả các loại chó khác. Con chó thân thiện có thể trở thành chó trông nhà rất tốt và rất yêu quí trẻ. Việc nó không hoảng sợ trước khách lạ nói lên khả năng trông nhà rất tốt.

Nếu chó mẹ gầm gừ và cụp đuôi lẩn trốn vì hoảng sợ thì cún con không bao giờ có thể trở thành người trông nhà tốt. Có thể chó mẹ đã bị đánh đập hoặc đối xử không tử tế. Cũng cần phải kể đến một nguyên nhân khác làm chó mẹ có thể bị kích động là vì nó lo cho đàn con khi có người lạ vào nhà. Nó có thể hoảng sợ hoặc hung dữ, nhưng cũng có thể đơn giản chỉ vì nó muốn bảo vệ đàn con. Nếu như bạn không biết chắc việc kích động của chó mẹ vì lý do cuối cùng này thì cần phải tiến hành thêm một lần test khác, khi nó được tách riêng ra khỏi đàn con nhỏ.

Nếu chó mẹ thản nhiên nằm ỳ một góc, thậm chí chả buồn để ý đến sự xuất hiện của bạn thì chắc chắn là con của nó không thể thích hợp cho vai trò trông nhà. Tuy nhiên, chó loại này có thể trở thành người bạn tốt, hiền lành như đồ chơi cho tất cả mọi người.

Hãy để ý đến việc chó bố mẹ di chuyển khi lên xuống các bậc thang. Khi thực hiện các động tác này, chúng có thể bộc lộ các khiếm khuyết hoặc các bệnh về xương mà ta khó có thể phát hiện khi chúng chạy trên đất bằng.

Nếu như bạn cần chọn chó bảo vệ hoặc trông nhà, hãy đề nghị người chủ chó bố mẹ dẫn chúng ra ngoài đường, tháo bỏ xích cổ và lánh đi một chỗ khác. Đây là test kiểm tra về tính trách nhiệm. Con chó có để ý đến sự vắng mặt của chủ nhân hay không? Nó có chạy theo chủ không? Nó có đánh hơi, chạy vòng quanh, tè ra đánh dấu khu vực xung quanh, mắt vẫn dõi tìm chủ nhân? Nếu nó thực hiện cụm hành động cuối thì đúng là nó đã có đầy đủ các phẩm chất để trở thành con chó bảo vệ lý tưởng – đó là tính trách nhiệm. Nếu con chó không quan tâm đến việc tìm xem chủ đang ở đâu và tìm đường chuồn thẳng về nhà thì tốt hơn cả là bạn nên đi tìm mua chó ở nhà khác, không nên phí thêm thời gian ở nhà này.

Phép thử quan trọng nhất đối với chó bảo vệ là test tính dũng cảm. Bạn có thể đề nghị chủ nhân đi dạo cùng với chó bố hoặc mẹ (có dây xích). Bất thình lình, nhà chuyên gia về huấn luyện chó núp ở góc khuất nhảy xổ tới gây tiếng động ầm ỹ và khua tay chân làm các động tác đe dọa. Hãy quan sát các phản xạ của con chó. Nếu như nó nhảy sổ về phía sự đe dọa mặc dù trước đó vẫn sử sự thân thiện như bình thường thì đây chính là con chó sinh ra để trở thành người bảo vệ tuyệt vời nhất. Còn nếu như nó lại nhẩy lên và tìm cách liếm vào mặt người tấn công, thể hiện rằng nó muốn thân thiện thì bạn cần phải làm thêm một vài test nữa trước khi có lựa chọn chính thức. Ít nhất thì nó cũng không được hoảng sợ và bỏ chạy. Nếu chó bố mẹ hoảng sợ, bỏ chạy hoặc nấp vào sau lưng chủ thì đảm bảo rằng lũ cún con không bao giờ thích hợp với vai trò người bảo vệ cho bạn và cho gia đình bạn. Cần phải nói thêm rằng, test này cần được thực hiện với sự cộng tác của chuyên gia huấn luyện chó.

Những con chó dữ không thể trở thành chó bảo vệ tốt. Chúng quá hung hãn và thành ra ít nghe lời chủ nhân. Chúng cần được nhốt kỹ khi bạn có khách vì chúng có thể tấn công không báo trước. Con chó bảo vệ tốt là con biết nghe lời chủ, đặc biệt là nó còn phải hiểu được khi nào cần hành động theo đúng lệnh ban ra, khi nào thì hành động theo nhận định riêng của chúng.

Sau khi bạn đã quyết định rằng chó bố mẹ đạt được những yêu cầu đặt ra, bước tiếp theo là chọn cho bạn một chú chó tốt nhất trong đàn. Cần phải chắc chắn rằng chó con có thể nghe tốt, nhìn tốt và đi lại vận động bình thường. Hãy thử vỗ tay, huýt sáo, rón rén tiến lại gần và bất thình lình hét lên và quan sát. Chó có hoảng sợ quá không? Hãy khua tay trước mắt cún, đưa lại gần, rồi ra xa xem nó có run sợ không? Nếu chúng run sợ (mà lại không bị chủ đánh bao giờ) thì không nên chọn. Hãy tiếp tục xem nó có đi theo bạn không khi bạn kéo nhẹ xích cổ? Hãy thử gọi xem chó có chạy lại với bạn không? Tóm lại là hãy quan sát xem sự linh hoạt và nhanh nhẹn của chó. Hãy nhìn vào mắt nó để khẳng định rằng mắt chó trong (không mờ) và không chảy lệ. Hãy xem tai chó, nó phải sạch, không có dử và mùi. Hãy quan sát xem hậu môn chó có giun hay không.

Tóm lại, việc kiểm tra đối với chó là thỏa mãn các yêu cầu do bạn đặt ra. Nếu như bạn cần có một chú chó bảo vệ và trông nhà tốt thì việc kiểm tra là thiết yếu để khẳng định tính cách cũng như khả năng của nó. Nếu như bạn chỉ cần một con chó để làm người bạn thân thiện trong gia đình thì có thể hạ thấp yêu cầu trong các test lựa chọn. Tuy nhiên dù sao thì bạn cũng cần kiểm tra rất kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của chó. Một vài tiếng bạn bỏ ra để kiểm tra chó có thể sẽ tiết kiệm cho bạn hàng tháng trời để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra sau này.

Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeMon Sep 13, 2010 1:06 am


KINH NGHIỆM CHỌN MUA CHÓ KHỎE .

Chỉ vì thiếu kinh nghiệm mua chó mà người yêu chó đã mua phải những chú chó không khỏe mạnh, nhiễm bệnh mãn tính. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp các bạn.

1.Trạng thái khỏe mạnh của chó.

+ Thần kinh:
Chó khỏe mạnh hoạt động linh hoạt, phản ứng nhanh nhẹn, thường tự nguyện vui đùa cùng người. Chó ốm cảm giác buồn bã, phản ứng không linh hoạt biểu hiện muốn nằm không muốn đứng dậy, thường không có phản ứng với các tác động bên ngoài hoặc tinh thần bất an. Loạn hướng chạy.

+ Phân biệt các bộ phận trên cơ thể.
- Mắt: chó khỏe mạnh giác mạc màu hồng sáng, (thường không chảy nước mắt đặc biệt là dạng mủ). Chó bệnh thường thấy giác mạc sung huyết, thậm chí màu đỏ sẫm, chó bại huyết có thể thấy giác mạc đặc biệt trắng.
2 mắt chảy nước mắt nhiều đặc biệt là có dạng mủ, màu xanh, nhìn vào mắt chó cảm giác vô hồn, không có cảm giác.

- Mũi: Chó khỏe mạnh mũi bóng, nhuận, ướt, không có nước mũi, (đặc biệt là dạng mủ) nếu có là do tình trạng nhiễm bệnh gây nên.
- Xoang miệng: chó khỏe mạnh xoang miệng nhuận ướt, niêm mạc miệng màu hồng, không có mùi hôi, lúc chó ngậm mồm không có nước dãi chẩy ra. (nếu nước dãi chảy không ngừng có thể là do bệnh lý)
- Da: Chó khỏe mạnh da mềm mại, có tính đàn hồi nhiệt độ da vừa phải, sờ vào da cảm giac ấm áp, lông mượt bóng, cẩu bệnh lông mọc loạn, không có cảm giác mềm mại, bóng, da khô, mất tính đàn hồi, ngoài ra còn có biểu hiện nổi ban, mề đay hoặc các nốt mụn nhọt.. (biểu hiện của bệnh ngoài da do ký sinh trùng...)
- Hậu môn: Hậu môn đóng khít, xung quanh hậu môn sạch sẽ không có dị vật đặc biệt là phân ướt, chó bệnh hậu môn thường không đóng khít đặc biệt có lúc có thể nhìn thấy nốt loét..

2. Cơ thể khỏe mạnh
Khi chọn chó con nếu tới nhà chủ nhân có chó mẹ chọn là tốt nhất, đầu tiên quan sát tình trạng sức khỏe của chó bố mẹ, thông qua quan sát phán đoán phẩm chất của chó con, trong môt ổ nên chọn những con chó phát triển nhanh hơn so với con chó khác cùng đàn, cơ thể khỏe mạnh tinh thần linh hoạt thích nghịch ngợm. Ngoài ra cần hỏi chủ nhân tình trạng dinh dưỡng, thường ngày cho chó ăn những gì, số lượng là bao nhiêu, chánh trường hợp do thay đổi thức ăn đột ngột chó cũng lâm bệnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của chó.
Lúc huẩn luyện chó ăn phát hiện chó có phản ứng không tốt với thức ăn (như đi ỉa, ỉa phân không giống với mọi ngày) cần điều chỉnh ngay, chánh để quá lâu ảnh hưởng tới sức khỏe và đường tiêu hóa của chó, dẫn tới phát các bệnh khác.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeMon Sep 20, 2010 4:08 am

THỨC ĂN CHO CHÓ .

Thành phần nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn cho chó:

Thịt, mỡ động vật, lúa, khoai tây, rau, muối là những thực phẩm tốt nhất để nuôi chó. Khi cần thiết có thể nuôi chó bằng bánh mì, lương khô, thịt hộp, thịt động vật đóng hộp, những thức ăn thừa.

Những thức ăn lấy từ mỡ động vật (thịt, mỡ sửa) có nhiều chất đạm mỡ, cơ thể dễ hấp thụ. Nuôi bằng thức ăn lấy từ nguồn động vật là những vấn đề không khó khăn nhưng không hợp lý vì thức ăn đó không đủ chất (thiếu vitamin) và mặt khác giá lại cao.

Những thức ăn lấy từ nguồn thực vật (hạt cốc, khoai tây, rau) giàu glucôxit,muối khoáng và sau khi đã nấu, cơ thể cho dễ hấp thụ. Ngoài ra, những thức ăn này là nguồn vitamin chính.

Thịt là loại thực phẩm có giá trị cao nhất dùng để nuôi chó nghiệp vụ. Trong thịt có chứa nhiều chất đạm(trung bình 18-20%), mỡ ( 2-5%) và cơ thể dễ hấp thụ. Thịt ngựa, thịt bò loại ít ngon hoặc thịt cừu cũng được dùng để nuôi chó. Thịt lợn và các loại thịt khác ít được dùng. Cũng có thể dùng thịt của các loài thú biển (như cá voi, hải cẩu ) để nuôi chó.

Nhiều nơi, thực phẩm loại kém chất lượng thu nhặt sau khi giết thịt các động vật nông nghiệp (như đầu,chân,dạ dày) để làm thức ăn thay thịt nuôi chó. Cho phép nuôi chó bằng thịt những động vật bị chết những bệnh không truyền nhiễm nhưng chỉ được làm thịt những con vật đó khi được phép của bác sĩ.

NHỮNG QUI ĐỊNH TIÊU CHUẨN VỀ NUÔI CHÓ

Nên cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa. cũng có thể cho chó ăn mỗi ngày hai bữa. Chó dể mau quen chế độ ăn uống qui định, làm sai qui định làm cho chó băn khoăn lo lắng. Chó đói quá vội ăn thức ăn làm cho chó dễ bị mắc bệnh.

Trước khi cho chó ăn, mỗi múc ra bát để nguội như nhiệt độ trong phòng 25 độ, không cho chó ăn thức ăn nóng quá, nguội quá thức ăn đông cứng. Nên chó ăn trước khi làm nhiệm vụ ít nhất môt giờ và sau khi chó làm việc 30 phút. Cần bố trí cố định người cho ăn riêng, sau khi ăn xong thu dọn bát đựng thứ ăn của chó, phần thức ăn thừa và rửa bát bắng nước nóng.

Mổi tuần nên cho chó ăn 2-3 thịt sống loại chất lượng cao với tiêu chuẩn được qui định 100-150g.

Trong khi chó ăn không nên làm công việc thu dọn chuồng, hiện nay ở nhiều nơi đã áp dụng tiêu chuẩn thức ăn cho chó như sau(chó có trọng lượng 25-35kg: Thịt 400g,hạt cốc 425g, khoai tây 200g, mỡ động vật 20g, muối ăn 20g.

Để sử dụng hợp lý hơn nữa tức ăn cho chó, nên lập bảng cung cấp thực phẩm hành tuần, bảng này cho phép giảm hoặc thêm khẩu phần ăn cho chó.

Đối với chó mẹ nuôi con ngày cho ăn ít nhất là 3 bữa, nếu chó mẹ nhiều sữa thì ngày đầu tiên mới đẻ con đáp ứng đầy đủ sữa mẹ cho chó con, trong sữa đó đã có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho chó con. Người ta thường xác định bằng cách quan sát hoạt động của chó con, thấy chúng ăn no ngủ nhiều nghĩa là chúng được ăn no, chúng quậy nhiều nghĩa là chúng đói.

Sau khi đẻ được 10 ngày (nếu chó mẹ từ 6 con trở lên thì sau khi đẻ 5-6 ngày). Cho chó con ăn thêm sữa bò nguyên chất hâm nóng lúc đầu bú bằng vú cao su, về sau này cho sữa vào đĩa, chó con sẽ bắt đầu liếm sữa trong đĩa, bắt đầu cho chó ăn sữa với lượng ¼ cốc cho mỗi chó con và cứ như thế lương sữa tăng lên dần, khi chó được 1 tháng tuổi thì cho chó mỗi con 0.5 lít/ngày. Nên cho chó ăn đến 6 tháng tuổi.

Chó con được hai tuần tuổi trở đi người ta cho ăn cháo loãng mỗi ngày 2lần/ngày.

Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi, trong khẩu phần thức ăn của chó con có pha thêm cháo đại mạch loãng nấu với thịt, thịt chín nghiền nhỏ hoặc thịt nạc sống xay nát. Bắt đầu cho mỗi chó con ăn 20g thịt mỗi ngày, khi được một tháng tuổi,tăng lượng thịt đó lên đến 100g, khi được hai tháng tuổi cho ăn 200g, khi được 3 tháng tuổi cho ăn 300g và được 4 tháng tuổi cho ăn 400g. Mỗi tuần cho chó con ăn 3 bữa thịt sống xay nát thay thịt, chín khoảng 3-4 bữa.

Từ 4 tuần tuổi trở đi, trong khẩu phần thức ăn của chó con có thêm khoai tây, rau củ và rau xanh.Lượng rau và khoai được tăng dần. Mỗi chó con, mức trung bình một ngày tiêu thụ lượng khoai và rau như sau:

Dưới hai tháng tuổi-từ 50 đên100g.

Dưới 3 tháng tuổi-từ 100 đến 200g.

Dưới 4 tháng tuổi-từ 200 đến 300g

Từ 4 tháng tuổi trở lên – 300g.

Khoai tây và rau ( bắp cải, củ cải, cà rốt ) tươi, gọt sạch, rửa kỹ bỏ vào nấu cùng với xúp trong nước thịt. Sau khi nấu xong phải nghiền cho nát hết khoai tây.

Xúp nấu chín, để nguội múc ra xô và sau đó cho thêm một lượng nhỏ (nhúm bằng tay), cà rốt sống xát nhỏ hoặc rau xanh băm nát (xa lách), chú ý là trong cà rốt và rau sống vitamin giữ được tốt hơn. Ngoài ra, người ta còn dùng dầu cá để nuôi lượng vitamin, dầu cá được trộn với cháo, bắt đầu cho mỗi chó con 5 giọt trong một ngày. Lượng dầu cá nuôi được tăng dần, và cho đến khi chó con được 2 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn đến 2 thìa cà phê, khi được 3 tháng tuổi cho ăn đến 1 thìa xúp (canh), khi được 4 tháng tuổi và lớn hơn, cho ăn đến 2 thìa xúp.

Mỗi thành phần thức ăn của chó con là một hỗn hợp gồm những phần bằng nhau của các chất như glinxêrô phốt phát can xi và bột xương, lúc đầu mỗi ngày cho một chó con ăn 1g, khối lượng này được tăng dần đến 2g cho chó đã được hai tháng tuổi, 3g cho chó đã được 3 tháng tuổi và 4g cho chó đã được 4 tháng tuổi và to hơn nữa. Muối ăn dùng để nuôi chó được tra vào xúp ( mỗi chó con từ 1-2 tháng tuổi mỗi ngày cho ăn 5-10g từ 2-3 tháng tuổi từ 10-15g từ 3-4 tháng tuổi và to hơn nữa).

Chó con dưới 4 tháng tuổi mỗi ngày cho ăn 5 bữa, từ 4 đến 6 tháng tuổi mỗi ngày cho ăn 4 bữa, từ 6 tháng tuổi trở lên mỗi ngày cho ăn 3 bữa. Lượng thức ăn được tăng dần theo mức độ phát triển cơ thể của chó con để bảo đảm chó ăn đủ no. Cần theo dõi xem tất cả số chó con ăn no đều không.

Lượng thức ăn cung cấp cho mỗi chó con thể khác nhau tùy theo độ lớn và sức ăn của chó. Song, lượng thức ăn mỗi bữa cho một chó con được xác định bằng nhiều bữa ăn thực tế. Ví dụ, chó con từ 1-2 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn 1-2 cốc, từ 2-4 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn từ 2 cốc đến 1 lít; từ 4-6 tháng đến 11 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn từ 1,5 –2 lít.

Nếu các bạn áp dụng chế độ cho chó ăn như vây chắc chắn chó nhà bạn sẽ rất khỏe mạnh và thông minh đấy! chúc các bạn thành công!

Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 1:51 am

SINH LÝ CỦA CHÓ CÁI .

Mẩu dịch nhờn lấy ra từ âm đạo tiêu biểu cho chu kỳ động dục ở con chó cái, đặc biệt là hoạt động tiết dich một cách liên tục. Mẩu dịch lấy ra nhanh chóng bị khô và ăn màu bởi phương pháp nhuộm Giemsa.

Bảng 16-7 tổng hợp các dấu hiệu, lượng hormone trong mẩu dịch nhờn tiết ra trong thời kỳ tiền động dục- động dục- sau động dục- và đình dục.

Mẩu âm đạo trong thời kỳ đình dục có chứa các tế bào niêm mạc và bạch cầu. Trong dịch nhờn, tế bào niêm mạc suất hiện sớm trong thời kỳ tiền động dục.
Trong thời kỳ động dục, một lượng lớn tế bào niêm mạc được sản sinh và sự ra máu bị dừng lại. Mẩu dịch nhờn của âm đạo được kết tinh bởi Fern, cũng giống như ở bò hoặc ở người thì kết tinh mạnh hơn khi có sự tập trung của Estrogen trong máu.

Trong suốt thời kỳ động dục, mẩu dịch nhờn gốm có phần lớn là tế bào keratin và hồng cầu. Gần đến thời kỳ động dục, một ít bạch cầu bắt đầu suất hiện trong mẩu dịch nhờn và số lượng này có thể gấp đôi hoặc gấp ba sau khi kết thúc thời kỳ động dục.
Niêm mạc của âm đạo trong thời kỳ đình dục chỉ có 2-3 lớp, nhưng khi bắt đầu thời kỳ tiền động dục tăng lên sáu lớp. Suốt thời kỳ động dục, sự phất triển của tế bào niêm mạc vẫn tiếp tục cho đến thời kỳ động dục, lớp niêm mạc dày lên đến 12-20 lớp. Cuối thời kỳ động dục, tế bào niêm mạc bắt đầu bong ra.

Buồng trứng, ống dẩn trứng, cổ tử cung, tử cung:
Buồng trứng của con chó cái nằm trong xoang bụng. Buồng trứng trong thời kỳ động dục có thể được phát hiện bằng cách nội soi. Trong thời kỳ tình dục, buồng trứng của con chó cái mới sinh có thể có đến 700.000 trứng. Con số này là 250.000 khi trưởng thành, 33.000 lúc 5 tuổi và chỉ còn 500 sau 10 năm tuổi.

Hầu hết các nang bào trải qua các thời kỳ khác nhau và phát triển hay trở thành trứng thoái hoá. Một số nang bào to đens 6mm nhưng không phải tất cả đều rụng.
Kích thướt của trứng có thể đến 90-100 micromet. Trong quá trình rụng trứng, trứng được phóng thích từ trứng sơ khởi sau khi qua quá trình giảm phân. Trong tế bào chất của trứng có nhiều lipid và những trứng này có màu nâu nhạt khi được quan sát.

Nghiên cứu bằng phương pháp invitro cho thấy tinh trùng có khả năng xuyên qua màng để thụ tinh với trứng. Sau quá trình rụng trứng, tế bào hoàng thể phát triển mạnh và hoàng thể trở nên hoàn thiện trước thời kỳ đọng dục. Progesterone được tiết ra bởi hoàng thể trong quá trình mang thai là cần thiết cho việc nuôi dưỡng bào thai ở chó. Sự mang thai có thể đưọc duy trì trong dạ con và được điều hành bởi progesterone.
Buồng trứng và tử cung có thẻ được gắn với thành lưng bụng bởi những dây chằng lớn và buồng trứng được gắn với màng chắn thai bởi dây chằng treo. Chúng được gắn với phía trước tử cung bằng dây chằng của tử cung.

Những liên kết này có chức năng bảo vệ buồng trứng, ống dẩn trứng khỏi các tác động của bên ngoài.

Ống dẩn trứng có hình loa kèn và quấn quanh buồng trứng trước khi tới dạ con. Tử cung của chó cái dài và phản ứng cao với estrogen và progesterone. Cổ tử cung chó các treo lơ lửng và thân của tử cung thì hơi nghiên.
Âm đạo chó cái là một ống nhỏ và gấp nếp. Âm đạo của chó cái có nếp gấp sau tử cung tạo thành một dạng giả tử cung. Cổ tử cunbg giả này thường không hoàn thiện như cổ tử cung thật. Thực tế thì cổ tử cung của con chó cái rất khó quan sát trừ khi sử dụng các thiết bị đặc biệt .

Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeTue Sep 21, 2010 2:10 am

CHĂM SÓC CHÓ CÁI TRONG THỜI KỲ MANG THAI


Chó cái sau khi chịu đực thì thể xác có thể mệt mỏi bần thần. Nó vẫn sinh hoạt bình thường nhưng nếu để ý ta thấy nó nằm nghỉ nhiều hơn, ngủ nhiều hơn so với lúc trước.

Độ hơn 1 tuần sau khi phối giống, quan sát kỹ ta thấy 2 cái vú sau cùng có vẻ nơ nang hơn, phần bụng dưới cũng “đội” lên 1 chút. Đó là hiện tượng chó cái đã có thai.

Thời gian mang thai của chó thường là 60 ngày ( chó nhỏ con ) và 65 ngày ( chó lớn ) nhưng cũng có thể sớm hay trễ 1 vài ngày tùy thể trạng của chó mẹ. Trừ trường hợp trễ 1 tuần mà chó mẹ chưa sanh nhất là kèm theo những triệu chứng khác như đau đớn quá mức thì nên đem đi BS.
Khi biết chắc chắn chó mẹ mang thai, ta cần phải chăm sóc chó mẹ trong suốt thời kỳ mang thai này, đc chia làm nhiều giai đoạn .

1.Giai đoạn cái thai còn nhỏ :

Giai đoạn này tính khoảng 1 tháng rưỡi sau ngày phủ giống. Ở thời gian này chó mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng càng ngày chó mẹ càng ngủ nhiều hơn, giấc ngủ sâu hơn.

Chủ nuôi cần cho chó ăn bổ dưỡng, ít giỡn với chó hơn nhưng lại để chó tự do vận động hơn, đừng xích hay nhốt 1 chỗ. Nhất là đừng cho trẻ nhỏ đá hay đánh vào bụng chó, sẽ ảnh hưởng xấu đến bào thai.

2.Giai đoạn gần sanh :

Được tính vào khoảng nửa tháng cuối của thời kỳ mang thai. Ta nên hạn chế chó mẹ sinh hoạt trong phạm vi vừa phải trong nhà, tránh những va chạm đáng tiếc. Nên cách ly những con chó khác cùng nuôi để tránh trường hợp cắn nhau dẫn đến xẩy thai.

Ta nên tăng bữa ăn lên cho chó, thêm thịt, sữa, trứng, rau đậu…

3.Hiện tượng trước khi sanh:

Trước khi sanh vài ngày chó mẹ có những biểu hiện như lăng xăng chạy tới chạy lui cào ổ. Ta nên giúp nó bằng cách lót cho nó 1 tấm mền hoặc tấm bố dày hoặc vài cái áo cũ cũng được, ở nơi mà mình chọn trước ( hoặc nơi chó mẹ thường nằm ) Nhớ phải quét dọn sạch sẽ, phun thuốc DDT liều lượng nhẹ để diệt kiến, ve, bọ chét cho ổ chó sau này.

Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp chó mẹ không vừa ý với chỗ mà ta chọn, nó tự đi tìm 1 chỗ khác an toàn cho bầy con khi ra đời. Lúc đó ta cứ mặc nó, sau khi nó đẻ ta dời cả ổ con về nơi ta định trước cũng được. Miễn nơi này ít người qua lại, không có trẻ con trêu chọc, quấy phá bầy con.

4.Hiện tượng lúc gần sanh:

Còn 1 vài giờ nữa thì sanh, chó mẹ cào ổ liên tục, cào mệt rồi lại nằm, rồi lại cào tiếp. Lúc này nếu quan sát sẽ thấy âm hộ của chó nở to như lúc động dục, có nước lầy nhầy chảy ra.

5.Hiện tượng lúc sanh:

Ta nên có mặt ở đó để giúp đỡ chó mẹ, vuốt ve nó cho nó an tâm. Khi thấy chó mẹ nằm gập người lại, mắt lăm lăm nhìn vào bụng dưới tức là chó mẹ sắp đẻ. Khi chó mẹ đẻ ta chỉ can thiệp lúc rất cần thiết mà thôi.

Chó con vừa lọt long, chó mẹ liếm tróc cái bọc bên ngoài, sau đó liếm con cho khô và cắn đứt cuống rốn. Nó cứ liềm con mãi cho đến khi con thứ 2 ra đời, nó bỏ mặc con trước và lo cho con sau, công việc cứ thế diễn ra cho đến con cuối cùng. Nhau thai và nước ối chó mẹ đều dọn sạch vào bụng hết. Nếu việc êm xuôi như vậy thì không có gì để nói. Nhưng nếu :
Khi chó mẹ vừa sanh con ra, nó quá mệt xé không nổi cái bọc chó con thì ta phải nhanh tay xé bọc giùm nó, nếu chậm chó con sẽ chết ngộp. Sau đó ta đưa con lại gần cho chó mẹ liếm và cắn đứt cuống rốn. Xin lưu ý là nếu tự tay lau nhớt cho chó con thì con chó đó sau này sẽ bị chó mẹ ghẻ lạnh vì không giữ được mùi ban đầu. Ta nên để chó mẹ liếm sơ qua trước rồi hãy lau sau.
Có khi con đầu vừa ra, chó mẹ chưa kịp lo cho nó thì con thứ 2 đã ra. Trước tiên ta phụ chó mẹ xé bọc để chó con khỏi ngộp thở, rồi đưa đầu chó con cho chó mẹ liếm.

Khi đẻ xong chó mẹ rất khát nước, ta nên cho chó mẹ uống nước ngay. Đã xảy ra trường hợp khi liếm con, do thiếu nước, lưỡi chó mẹ khô làm xầy da chảy máu chó con, chó mẹ liếm máu, liễm mãi và ăn con cho thỏa cơn khát.
Sau khi sanh xong, ta cần lưu ý chó mẹ có thể vì quá mệt mà ngủ quên, nằm đè lên chó con dẫn đến hậu quả đáng tiếc.



Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeWed Sep 22, 2010 2:24 am

CÁCH THUẦN HOÁ VÀ NUÔI DƯỠNG CHÓ KIỂNG .

Chó được chọn làm kiểng tất nhiên phải là loại chó quí hiếm, do ở bản chất đặc biệt của giống dòng. Có giống chó lớn như con Danois, Doberman, Berger, Boxer... nhưng cũng có giống nhỏ như con Chihuahua, Chó Bắc Kinh, Tee Shu, Pinscher... lại mỗi con, mỗi tính, mỗi nết, nên đòi hỏi mỗi cách săn sóc khác nhau.
Do đó, tuỳ theo sở thích, tuỳ theo hoàn cảnh cho phép mà người chọn nuôi giống chó này, kẻ lại chọn nuôi giống chó khác. Có người nuôi chơi một vài con làm giống, nhưng cũng có người nuôi để sinh sản hầu kinh doanh nên phải nuôi số nhiều.
Nhưng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, nuôi tài tử hay nuôi chuyên nghiệp thì việc THẦN HOÁ và NUÔI DƯỠNG CHÓ KIỂNG LÀ việc ai cũng phải quan tâm. Vì rằng, chắc chắn không ai muốn nuôi một con chó '' phản chủ '' trong nhà, cũng không ai lại muốn nuôi một con chó có những nết xấu xa, những thói tật mà mình không tài nào sửa đổi nổi.
Vì vậy, có những vấn đề tuy nhỏ liên quan đến con chó nuôi trong nhà, ta cũng phải chú ý quan tâm:

CÁCH CHỌN MỘT CON CHÓ TỐT

Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết... Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?

Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó , con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà, lanh chai thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì '' như chó ăn vụng bột '', hoặc đểnh đoảng '' như chó sủa ma '' thì có cho các cụ cũng chẳng thèm.
Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, những cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây.

A. CHỌN CHÓ NHỎ MÀ NUÔI: nếu đó là con chó mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bỏ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn nhủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có '' thọ '' hơn năm ba năm nữa, thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa, chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!

Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khoẻ mạnh có thể '' trẻ '' hơn trước tuổi. Vậy, tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi bò vậy.

Được biết:
_ Chó một tháng tuổi đã mọc răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day vú mẹ, khiến chó mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con bú.
_ Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc nên răng mới. Đây là loại '' răng thật '', còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.
_ Chó một năm tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.
_ Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.
_ Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
_ Chó bốn năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
_ Chó bảy năm tuổi trở nên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.
_ Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.
Khi chọn một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.

B: CHỌN CHÓ ĐỰC: Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con khoẻ mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.

C: CHỌN CHÓ CÁI: Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực ( tất nhiên là so sánh các con cùng dòng giống với nhau ), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số vú của chó ra sao. Vú phải đều, không dị tật, núm lớn và ít nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà vú lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.
Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Đát chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.

ĐẶT TÊN CHO CHÓ

Với con chó đã có tên sẵn khi mới mua về thì không nói làm gì, nhưng với chó con, hoặc chó mà mình không biết tên, thì mình nên đặt tên mới cho nó.
Tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ. Người ta bảo '' ngu như chó '' cũng có phần đúng, vì con chó vốn có tính hay quên, khi dạy điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì mới nhập tâm được.

Ta vốn biết con chó có tính hư ăn ( Thành ngữ có câu: '' Hư ăn như chó '' mà ) cho nên hễ nơi nào động dao động thớt, động chén động thìa là con chó chạy theo ngay. Vậy, hễ một lần cho ăn là ta gọi to tên nó, tất nhiên nó sẽ chạy đến.
Đây cũng là giai đoạn đầu để mình và con vật làm quen, nên thỉnh thoảng ta lấy tay vỗ nhẹ nhàng nên đầu nó, vừa vỗ vừa gọi tên. Nếu cần thì vuốt ve thân mình nó, nếu là chó kiểng nhỏ thì bồng ẵm nó lên ra vẻ chiều chuộng thương yêu... Tất nhiên, con chó lạ sẽ có cảm tình ngay với người chủ mới.
Biểu lộ tình cảm thương yêu, không chỉ ở sự vuốt ve con vật mà là còn phải cho ăn uống no nê, ngon miệng. Vốn là giống '' tham ăn như chó '' nên từ đó về sau hễ gặp chủ là nó vẫy đuôi, đó là cách ve vãn, nịnh nọt để xin ăn chứ không có gì khác.

TÌM HIỂU TÍNH NẾT CỦA CHÓ

Có hiểu được tính nết của chó ra sao thì ta mới dễ dàng dạy dỗ được. Chẳng hạn chó tham ăn thì ta dùng mồi để dụ. Với chó dữ dằn lì lợm thì đành phải '' người roi, voi búa '', dùng hình phạt nặng nó mới chịu nghe. Cũng như với con chó thông minh ta dạy khác, còn chó... '' ngu như chó '' thì dạy cách khác... Vì vậy, việc tìm hiểu bản tính của chó là việc lên làm.

Muốn được vậy, ta càng phải gây sự thân thiện hơn với chó.
Một khi con chó đã thực sự thân thiện với người chủ mới, và đã quen thuộc với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, thì nó tự biểu lộ bản năng thực sự của nó ra:

_ Nếu tính lười biếng thì cả ngày nó cứ chúi đầu vào góc kẹt nào đó trong nhà mà ngủ.
_ Nếu biết giữ nhà, thì dù ngủ, chó cũng nằm ngay cửa ra vào, chứ không đi đâu xa.
_ Nếu biết săn mồi, săn thú thì gặp chuột ở đâu nó theo vồ đến đó. Hoặc cả ngày cứ vẩn vơ ở bên sóng chén, tủ thức ăn, nơi chứa than củi... vốn là nơi chuột bọ tới lui...
_ Khi gặp khách lạ vào nhà, chó dữ hay hiền ta biết rõ ngay...

Tìm hiểu được bản tính của chó ra sao rồi, thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được.
Nhưng, phải dạy dỗ bằng cáh nào?
Có người khuyên ta cứ dùng lời lẽ ôn tồn, dùng sự vuốt ve để phủ dụ, dần dần con chó sẽ nghe lời, sẽ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của ta.
Nhưng, có người lại cho rằng, phải dùng roi vọt để dạy thì mới có kết quả tốt. Chó tuy dữ nhưng lại sợ đòn, chỉ '' nhá '' roi lên là nó đã cụp tai khiếp vía. Đó là phương pháp của những người dạy thú dữ cọp, beo của các đoàn xiếc, với cây roi điện cầm tay.
Có người lại cho rằng, với chó chỉ cần lời nói nghiêm nghị, lệnh truyền phải chính xác, gắt gao thì nó cũng đủ sợ rồi. Cây roi nếu cần chỉ coi là vật hù doạ, chứ không nên đánh đập. Vì lỡ '' chó chạy cùng đường '' thì lại phản tác dụng. Khi quá sợ, thì chó sẽ nổi điên...
Có điều ta nên nhớ rằng với tình thương yêu sẵn có ta sẽ dễ dàng cảm hoá được con vật, dù đó là chó, vốn nổi tiếng ngu si và dữ tợn. Ta cũng thừa biết, đã là chó thì tất nhiên chúng có nhiều nết xấu: sủa bậy, cắn càn, ăn vụng... Nếu không vướng tật này thì nó cũng vướng phải nết kia. Nhưng dù sao cũng phải biết rõ đúng bệnh để trị, biết đúng chứng để uốn nắn thì công việc dạy dỗ mới dễ dàng và chóng có kết quả như ý hơn. Hơn nữa, với chó kiểng, con chó luôn sống gần với mình, nếu khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn, tất nhiên chúng trở nên con vật giá trị hơn.

DẠY NGỦ ĐÚNG CHỖ

Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm cầu thang... Nơi đây ta để cho chó một cái hộp bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó lớn con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.

_ Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo '' nằm xuống '', với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi... ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chỏng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó đã trổi dạy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh trên, ta cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày ( mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ ), và trong nhiều ngày liên biếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi '' ngủ lang '' sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.
Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chó cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.

DẠY TIÊU TIỂU ĐÚNG CHỖ

Chó con thì chưa có trí khôn, chó lớn mới mua về thì lạ chỗ lạ nơi, nên thường tiểu tiện bậy bạ trong nhà, trong sân, đó là điều không vừa lòng người chủ. Thật ra, đây là một vấn đề không kém quan trọng, bắt buộc ta phải nghĩ tới khi đem về nhà một con chó lạ.

Dĩ nhiên, nếu nhà có vườn rộng thì điều này không cần đặt ra. Nhưng phố xá chật chội thì điều này phải nghĩ đến ngay từ đầu.
Giống chó không phải ở dơ, thường thì nó tieu tiểu có nơi có chỗ nhất định.
Theo bản năng sinh tồn còn lưu truyền trong ký ức của chúng, thì khi tiêu xong là phải quào đất lấp kín lại ngay, vì sợ kẻ thù ( như cọp, beo ) phát giác ra sự có mặt của nó mà lùng bắt ăn thịt. Bằng chứng là ta thấy sau khi đi tiêu xong, con chó thường bước xa mấy bước rồi lấy hai chân trước quào đất lấp cho có lệ, rồi mới trở vào nhà. Đó là thói quen cổ xưa của tổ tiên chúng mà lúc còn là sói ở rừng, đã thâm nhập vào huyết quản chúng, có điều nay chúng đã quên dần đi... ( cú xem con mèo quào đất lấp phân thì ta sẽ rõ ).
Hiểu được điều đó, sẽ giúp ta biết được thêm rằng loài chó không cẩu thả trong việc tiêu tiểu bừa bãi.
Tất nhiên, đã nuôi chó là phải chịu hốt phân. Vì vậy, dù nhà chật hẹp, ta cũng phải tìm một nơi thích hợp để dạy cho chó tiêu tiểu.
Tuỳ theo chó lớn hay nhỏ con, ta đóng một cái máng bằng gỗ, bên trong đổ một lớp cát tương đối dày. Sau đó, khi bắt gặp chó có triệu chứng muốn tiêu tiểu, ta dẫn chúng đến chỗ cái máng cát - nếu cần nhấc chúng lên, đặt vào đó - để chúng tiêu tiểu. Chỉ cần tập một vài lần như vậy, chó sẽ biết được đó là '' phòng vệ sinh '' của mình, lần sau cứ tự động đến...
Sở dĩ chó quen nhanh như vậy, là do trong máng có cát, mà loài chó thì có thói quen tiêu tiểu trên đất cát ( để dễ quào che lấp kẻ thù ). Hơn nữa, trong máng có lưu lại cái mùi nước đái đặc biệt của nó, nên nó cứ tìm đến khi tiêu tiểu những lần sau.

DẠY CHÓ GIỮ NHÀ

Dạy chó giữ nhà, hiểu theo đúng nghĩa là biết sủa để không cho người lạ vào nhà, biết cắn nếu người lạ ( hay kẻ gian ) liều lĩnh vào nhà... Nhưng, thông thường thì người mình chỉ cần có một con chó biết sủa đúng lúc khi có người lạ mặt bước vào nhà, như vậy là đã coi là chó biết giữ nhà. Mà việc này thì tập không khó.
Thường thì con chó nào cũng biết giữ nhà theo cách đó cả. Nghĩa là hễ gặp người lạ vào nhà thì chúng chồm tới sủa oang lên để báo động cho chủ biết mà tuỳ nghi đối phó. Ta có câu: '' chó cậy nhà, gà cậy vườn '' là vậy. Nhưng nếu nuôi phải con chó mà khách vào cứ nằm trơ ra, thì một là nó ngu, hai là nó nhát, ba là nó hiền.
Trong trường hợp cần chó giữ nhà mà khách lạ vô nhà chó không sủa , thì ngu hay hiền cũng coi là một, cần phải loại ra.
Còn nếu chó nhát, thì tập cho nó dữ dằn lên một tí, tất nhiên nó không còn nhát nữa.
Ta tập bằng cáh xích chó nằm gần cửa, rồi nhờ một người ăn mặc rách rưới, vai mang bị, đầu đội nón mê vào cửa chọc phá nó để xem nó phản ứng ra sao. Nếu con chó chồm lên mà sủa, tất là con chó cũng biết giữ nhà, thì cứ tập đi tập lại nhiều lần, chó sẽ can đảm lên mà thuần thục công việc. Nhưng, nếu làm như vậy, mà chó cứ vô tình nằm im, thì coi như là vô dụng.
Thành ngữ có câu: '' chó cắn áo rách '', hễ là chó nhìn thấy ai ăn mặc lôi thôi đều nghĩa đó là kẻ gian nên đuổi theo sủa cắn cho bằng được. Nếu chó mà tha kẻ áo rách thì quả thực là con chó quá hiền, hoặc quá ngu rồi!
Tâm lý người mình, nuôi chó để làm kiểng, dù con chó quí hiếm đến cả lượng vàng, cũng đòi hỏi nó biết giữ nhà thì mình mới vui. Nếu nuôi chó chỉ để làm kiểng không thôi, thì chắc sự quí mến cũng có phần giảm sút!
Con chó biết giữ nhà là con chó khôn, lúc nào cũng nằm cạnh cửa ra vào, y như người canh cửa vậy. Do đó, khi tập chó giữ nhà, trong thời gian đầu ta nên xích chó nơi cửa ra vào, ở đó nên đặt một tấm bố, một miếng vải cũ để nó tiện nằm nghỉ ngơi.

DẠY CHÓ KHÔNG CẮN BẬY

Tục ngữ ta có câu: '' Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng ''. Có nghĩa là trong nhà có cô dâu dữ, ăn ở không biết điều thì họ hàng xa gần ai cũng tránh mặt, không dám đến nhà nữa. Còn nhà nuôi con chó dữ, gặp ai cũng cắn càn thì láng giềng dù thân quen cũng đâu dám đến. Nếu vì con chó mà mất láng giềng, tất nhiên không ai muốn. Chính vì vậy, không ai muốn nuôi chó quá dữ. Người ta chỉ muốn có con chó biết giữ nhà, biết sủa gâu gâu khi có người lạ vào nhà, chứ không ai lại muốn vì con chó dữ mà nhà có người đến... nằm ăn vạ!
Nhất đó lại là con chó kiểng. Chó kiểng là chó phải cần hiền từ, ai cũng có thể vuốt ve mơn trớn. Chó kiểng mà '' dữ như chó '' thì đâu gọi là chó để làm kiểng nữa!
Chó cắn bậy, đương nhiên là chó dữ, nhưng cũng đồng thời đó là con chó.... mất dạy. Vì nếu nó được dạy dỗ đàng hoàng thì đâu có gặp ai cắn đó.
Muốn vậy thì ta phải tập cho chó.
_ Trước hết, ta phải tập cho chó kiểng biết tuân theo lời chủ. Bảo nằm là nằm. Bảo vào là vào nhà. Bảo lại đây là chó phải lại gần. Bảo đi là chó ngoan ngoãn đi chỗ khác...
_ Khi bảo chó nằm, ta vừa ra lệnh, '' nằm xuống '' đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu và mình con chó nằm xuống. Cứ bắt nằm như vậy một lúc lâu. Sau đó, cứ động tác đó mà lập đi lập lại nhiều lần.
_ Khi bảo chó vào nhà, thì ta vừa ra lệnh '' vào nhà '' vừa lấy tay chỉ vào phía trong, đồng thời dậm mạnh chân một cái, chó liền ngoan ngoãn vào nhà. Động tác này cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, trong nhiều ngày đến khi chó thuần thục mới thôi.
Cái dậm chân đi ngay với tiếng quát, chó tưởng là mình sắp rượt đuổi nên càng lại nghe lời hơn.
_ Khi bảo chó '' lại đây '' thì ta lấy tay như ngoắc nó lại gần, bàn tay phải uyển chuyển để cho chó kiểng hiểu rằng: lại để được chủ vuốt ve chứ không phải bị trừng phạt, nên nó đến ngay...

Xin lưu ý là không nên dồn nhiều bài học lại một lúc, một buổi học, mà phải cho chó học từ từ, động tác này xong mới sang động tác khác. Với người dạy chó chuyên nghiệp, họ cũng đi từng bước một như vậy mà thôi. Từ bài học dễ sang bài học khó, rồi khó hơn, khó hơn nữa...

Nếu ta trì chí tập luyện thì dù '' ngu như chó '' cũng có ngày chó hết ngu thôi.
Với một con chó kiểng đắt tiền mà lại được dạy dỗ khôn ngoan, chắc chắn trị giá của nó sẽ tăng lên gấp bội.
Với một con chó kiểng loại nhỏ con chừng vài ba kí lô, ẳm bồng trên tay được mà '' mất dạy '' hậu quả tai hại không đáng là bao. Nhưng với những con chó có thân hình như con bò ghé mà '' vô giáo dục '' thì hậu quả tai hại sẽ không lường trước được.
Với những con Berger, Boxer, Danois... nếu tự thấy không đủ khả năng dạy dỗ cho thuần thục, thì chủ nuôi dứt khoát phải đưa chúng đến trường để tập luyện.
Nói tóm lại, càng là chó kiểng, càng phải được tập luyện nhiều tính tốt.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeThu Sep 23, 2010 1:44 am

CHÓ SỢ PHÁO BÔNG .

Pháo hoa trong những ngày lễ có thể khiến vật nuôi của bạn hoảng sợ, nhưng phản ứng giật mình của chúng còn gây kinh hoàng hơn cho người chủ. Chẳng hạn, những con chó hốt hoảng có thể nhảy vọt qua lan can hoặc đâm thẳng vào cửa kính.

Bác sĩ thú y Lorriane Corriveau tại Đại học Purdue cho biết có những cách để giúp vật nuôi của bạn không bị hoảng sợ và tránh được các tai nạn đáng tiếc cho chúng và người khác.



"Người chủ cần phải cân nhắc khi cho vật nuôi tham dự các lễ hội cùng mình. Một số con chó thích chạy đuổi theo những vật xoay tròn trên mặt đất. Những con khác lại kinh hãi trước âm thanh lớn. Người chủ có thể giúp chỉ bằng cách đơn giản như nhét bông vào tai chúng", Corriveau nói.

Sau đây là một số cách giữ an toàn cho vật nuôi khi có pháo hoa:

1. Không bao giờ để chó một mình ở ngoài nhà, kể cả khi xích hoặc trong sân có hàng rào. Chó có thể tìm cách chạy thoát và bị lạc hoặc bị thương do mắc kẹt với dây xích.

2. Cất những vật thể nhọn quanh nơi con vật nằm.

3. Bật đài hoặc TV để làm sao nhãng.

4. Không mang vật nuôi ra ngoài khu vực bắn pháo hoa.

5. Không để chó trong xe hơi một mình.

6. Giữ chó trong chuồng hoặc buộc xích nếu cần phải mang theo.

7. Giữ chó tránh xa những đứa trẻ không biết rằng đốt pháo hoa hoặc vẫy que pháo có thể làm con vật hoảng sợ.

8. Đeo thẻ căn cước cho chó để có thể tìm lại con vật nếu tiếng động lớn làm nó chạy đi mất.

9. Cho chó uống thuốc an thần nếu cần thiết. Chứng hoảng sợ tiếng động sẽ càng tồi tệ hơn khi con vật già đi.

10. Nhặt nhạnh các vật nhọn hoặc pháo hoa nhỏ cầm tay còn sót lại khi đêm lễ hội kết thúc.


Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeSat Oct 02, 2010 6:33 am

BỆNH CHÓ DẠI .

Virut dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe và người. Trong nước dãi có virut dại nên khi cắn người và thú vật khác, virut dại sẽ từ nước dãi xâm nhập vào vết thương.

Bệnh dại gây ra do virut dại.

Virut sau khi xâm nhập vào cơ thể người và động vật sẽ di chuyển theo dây thần kinh vận động vào tủy sống và lên não, gây ra trạng thái điện dại ở động vật và người, nên người ta gọi là virut hướng thần kinh.

Trước khi chó phát ra các triệu chứng dại từ 8 - 14 ngày, nước dãi của chó đã có virut dại. Mèo, chó sói, chồn, khi bị dại cũng có virut dại trong nước dãi và cũng truyền bệnh cho các thú vật khác và người giống như chó dại.

Thời gian từ khi súc vật và người bị chó dại cắn cho đến khi súc vật và người đó phát bệnh dại gọi là thời gian ủ bệnh. Thời gian này, virut dại di chuyển theo các dây thần kinh về tủy và não bộ. Vì vậy, vết cắn càng xa thần kinh trung ương thì thời gian phát bệnh càng lâu và ngược lại. Thời gian ủ bệnh cũng còn phụ thuộc vào các loại thú. Các nhà khoa học đã xác nhận thời gian ủ bệnh của chó trung bình là 25 ngày, người là 40 ngày.

1. Triệu chứng bệnh : Có hai thể bệnh rõ rệt

a. Thể điên
Sau thời gian ủ bệnh chó lên cơn điên dữ dội : mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép, không còn cảm giác, lao vào mọi người, kể cả chủ nó và những con vật khác để cắn xé một cách tàn bạo. Thời kỳ này chó bỏ ăn hoặc nhai nuốt tất cả vật gì mà nó gặp trên đường đi. Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi ghê rợn khác hẳn với trạng thái bình thường. Vài ngày sau đó chó bỏ nhà ra đi hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rạc, kiệt sức, bại liệt với những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé.
Thể bệnh này chỉ diễn biến từ 2 - 5 ngày thì chó chết.

b. Thể bại liệt
Đầu tiên, chó thể hiện các trạng thái bất thường : ngơ ngác, bồn chồn đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn. Sau đó chó lặng lẽ chui vào xó tối nằm im, bởi vậy còn gọi là “thể dại im lặng”, “thể dại câm”, khác hẳn với thể điên.
Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng. Sau khi phát bệnh từ 3 - 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.
Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn gia chủ, nếu như đến chăm sóc nó. Thể bại liệt chiếm 20 - 30% số chó bị bệnh dại.

2. Chống dại cho chó

Chủ yếu phải định kỳ tiêm vacxin phòng bệnh dại cho chó, cứ 8 - 12 tháng tiêm một lần. Hiện nay, vacxin đang được sản xuất và sử dụng ở nước ta là vacxin nhược độc LEF Flury. Đó là vacxin nhược độc chế tạo từ phôi thai trứng gà. Tiêm một liều 3 ml vào dưới da chó, sau 8 - 12 ngày chó có miễn dịch với virut dại, miễn dịch kéo dài 8 - 12 tháng. Ngoài ra cũng có thể dùng vacxin chế từ não bê. Vacxin này chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta, vì giá thành còn đắt so với vacxin LEF Flury.

3. Chống bệnh dại cho người

Nuôi chó nói chung, chó cảnh nói riêng có những cái lợi và tác dụng như đã nói nhưng nếu không thận trọng thì chó lại là một tai họa cho người.
Với người bệnh dại thể hiện chủ yếu là thể điên, còn thể bại liệt thường chiếm một tỷ lệ rất thấp.
Khoảng 7 - 10 ngày trước khi lên cơn điên, người bệnh thể hiện các trạng thái bất thường : ngồi đứng không yên, hồi hộp, lo lắng, không ngủ được, ngơ ngác vì ít ăn. Sau đó người bệnh sợ ánh sáng và tiếng động, lên cơn điên loạn, mất hết các tri giác, la hét dữ tợn, nhảy vào cắn xé những người xung quanh và tự cắn xé mình, đập phá mọi vật một cách không thương tiếc, không ăn uống được vì mất tri giác và liệt cơ họng, thực quản, cơ hàm dưới và cuối cùng người bệnh chết dần trong tình trạng quằn quại, sợ hãi và liệt cơ thể.
Bệnh tiến triển từ 3 đến 6 ngày.

Cần chú ý các biện pháp sau :

a. Tạo miễn dịch bằng vacxin phòng dại

Phương pháp được dùng trong một thời gian dài để chống bệnh dại cho người và chó ở hầu hết các nước trên thế giới là dùng vacxin có virut tiêm 21 lần dưới da. Phương pháp này chỉ có hiệu quả nếu như được sử dụng sớm cho người bị chó dại cắn, với điều kiện vết cắn của chó dại cắn không quá gần thần kinh trung ương mà thời gian ủ bệnh tối thiểu là 30 ngày. Với thời gian đó, người sẽ được tạo miễn dịch chắc chắn, tự tiêu diệt được virut dại trước khi virut về được thần kinh trung ương.
Ngày nay các nhà bác học đã chế tạo được nhiều loại vacxin chống bệnh dại cho người và động vật mà thời gian tạo miễn dịch cho cơ thể ngắn hơn, chỉ từ 14 - 16 ngày.
Một trong những loại vacxin hiện đang được sử dụng ở nước ta là vacxin chế tạo từ não chuột bạch sơ sinh, chỉ cần tiêm 6 mũi, tiêm cách ngày, mỗi mũi tiêm 0,2 ml vacxin vào dưới da. Sau khi tiêm 1 tuần đã có miễn dịch và thời gian miễn dịch 4 - 6 tháng, hiện nay vacxin được sản xuất tại Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội với số lượng có thể cung cấp trong toàn quốc.

b. Xử lý khi bị chó mèo cắn

Theo quy định của Bộ Y tế, phải theo dõi con chó hoặc con mèo cắn người trong thời gian 7 - 10 ngày. Nếu vật có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh dại thì người bị cắn phải kịp thời đến Trạm vệ sinh phòng dịch gần nhất xin tiêm vacxin chống dại đúng qui định của Bộ Y tế.
Trong điều kiện cần thiết, có thể bắt chó, hoặc mèo cắn người đến các Chi cục thú y tỉnh để chẩn đoán xác định xem có bị dại hay không.
Ngoài phương pháp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể chống virut dại, chưa có một hóa dược nào và bài thuốc gia truyền nào có thể điều trị được bệnh dại cho người và thú vật.

c. Quan hệ với chó, mèo và thú cảnh khác

Chó, mèo và thú cảnh khác mà chúng ta nuôi, khi thấy có thay đổi bất thường nghi bị dại thì phải theo dõi và xử lý kịp thời.
Chó phải nhốt trong phạm vi nhà ở. Khi dắt chó ra đường phải có rọ mõm đề phòng cắn người.

Khi chăm sóc chó, phải đề phòng không để chúng cắn. Lỡ bị cắn thì phải kịp thời đến y tế để khám và xử lý.

Không được thả rông chó để tránh sự lây nhiễm virut dại từ chó dại, mèo dại và các thú khác bị dại. Chó chết vì bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.



Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeTue Oct 05, 2010 1:18 am

TÌM HIỂU CHÓ BULLDOG .

Đầu tiên là hình ảnh của nó :

DẠY CHÓ  Bulldog74

www.arba.org/images/American%20Bulldog1.gif" border="0" alt=""/>

www.stanford.edu/~pgbovine/animated-gif-maker/bulldog.jpg" border="0" alt=""/>

DẠY CHÓ  250px-Racib%C3%B3rz_2007_082

DẠY CHÓ  180px-Clyde_The_Bulldog

Còn đây là 1 số thông tin về nó :2T-khicon-(18)::2T-khicon-(18)::2T-khicon-(18):

Chúng rất nặng và có vai và cổ dày.

Trọng lượng:24-25kg

Lông của chúng ngắn và mịn .

Màu: Màu Đỏ, nâu vàng nhạt, lốm đốm có vằn nâu, cọc rào nhuốm vàng hay rửa- Màu Đỏ ngoài, hay Màu trắng, hay bất kỳ sự kết hợp nào của những Màu này.

Đầu: Dày, mảng, gương mặt ngắn, với những má trải dài tới những cạnh đôi mắt, da trên đầu óc và cái trán rơi trong những nếp gấp dầy đặc.
cái mũi rộng và đen với những lỗ mũi và xương hàm dưới lớn thức trang trí treo môi trên rất được dưới mức .

Răng: Lớn, mạnh mẽ.

Đôi mắt: chính vòng tròn, xa về một bên và chính bóng tối.

Những cái tai: mặt sau Nhỏ và mỏng, uốn nếp trong mẫu (dạng) (của) một hoa hồng.

Cái Đuôi: Ngắn và những số nhớ Nhỏ.

chân tay: Chắc nịch, được đặt Vuông vắn.

Chân: Ôn hòa, gọn, chắc chắn

Tuổi đời: 12 tuổi

Hình dạng của Nó dẫn đến một dáng đi đặc biệt khác thường, thường gọi là một dáng đi lăn. Những chó bull nổi tiếng nhờ những họng súng ngắn của nó và da saggy trên những mặt của nó, tạo ra sự cau mày" hiển nhiên " Mà đã trở nên một nhãn hiệu của dòng giống này. Những chó bull tới một sự đa dạng những màu và lý tưởng có một sự vuốt cho mượt, lông ngắn. Duy nhất loại cho dòng giống trong buổi diễn cái vòng Là một loài sống được nhuộm màu cái mũi, song một Chó bull che đen cũng thì không phải được thích cho lắm.
tính khí của Chó bull nói chung dễ bảo, thân thiện và tụ tập nhưng được biết dữ tợn trung thành và thỉnh thoảng cố ý. Những người chăn nuôi súc vật đã làm việc để gây giống sự xâm lược ra khỏi dòng giống này, và con chó này như vậy được biết là 1 loài nói chung tính khí tốt.
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeWed Oct 06, 2010 2:40 am

BỆNH VÀ PHÒNG BỆNH CHÓ , MÈO .

Đây là 1 số biện pháp phòng và chữa bệnh cho chó mèo của các bạn. Có một số tên loại thuốc khó nhớ bạn có thể ghi vào 1 trang sổ nhổ để khi phát hiện đúng bệnh và loại thuốc có thể đến các tiệm thú y gần nhà mua về sử dụng nhằm giảm chi phí điều trị .Mong vài thông tin ít ỏi này giúp bạn an tâm phần nào khi nuôi dưỡng và thuần phục chúng .

Bệnh CARÊ ( Sài sốt - DISTEMPER )

TRIỆU CHỨNG:- Hầu hết chó mắc bệnh ở thể cấp tính với các triệu chứng điển hình: sốt cao từ 39- 42oC, các niêm mạc đều bị viêm, mắt chó bị sưng húp, chảy nước mắt và có ghèn liên tục.

- Chó thở khó khăn, khò khè và rên rỉ do viêm phổi cấp có mủ.
- Chó bị viêm niêm mạc đường tiêu hoá, thể hiện nôn mửa liên tục, tiêu chảy có máu và niêm mạc nhầy. Hội chứng viêm ruột làm cho chó kiệt sức và chết nhanh vì mất nước, mất máu, chất điện giải.
- Hội chứng thần kinh cũng thấy xảy ra phổ biến ở chó bệnh như run rẩy, đi lại xiêu vẹo, lên cơn co giật, mắt trợn ngược, chảy nước dãi. Trên mặt, da bụng, bẹn, nách của chó thường có những nốt mụn mủ như hạt đậu vỡ ra và khô đóng vẩy.
- Bệnh phổ biến và gây chết chó con từ 2 - 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh. Một số chó sau khi điều trị khỏi bệnh thường có di chứng thần kinh như : đi choải chân, run rẩy khi đi lại...

PHÒNG BỆNH:
Tiêm phòng cho chó lúc 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Carê (VN) hoặc dùng vaccin DHPPi + L (Hà lan): phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto .
Thực hiện vệ sinh thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt giúp chó có sức đề kháng chống lại bệnh. Chuồng trại và môi trường thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới truyền bệnh và chống ô nhiễm.

ĐIỀU TRỊ:
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi chó bệnh thì phải cách ly để tránh lây nhiễm sang chó khỏe khác và đưa chó đến các phòng mạch Thú y để được hướng dẫn điều trị.
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn kế phát như:Vime-Tobra, Amoxi 15 % LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%.... Kết hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức sau: vitamin C, B. complex fortified , Paravet, Atropin, Na.campho,...
Do chó bị tiêu chảy nhiều, nên truyền dịch Glucose 5% bù đắp nước và chất điện giải để chó mau hồi phục.


Bệnh viêm gan ( HEPATITIS )

NGUYÊN NHÂN:
Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, nhưng chó con dễ nhiễm bệnh hơn chó trưởng thành

TRIỆU CHỨNG:
Virus phá hủy thành mạch máu gây xuất huyết tràn lan. Chó sốt cao 40 - 41oC, khát nước, kém ăn, ăn không tiêu, ói ra máu, tiêu chảy đôi khi có máu, đau bụng, niêm mạc tái, có điểm xuất huyết. Viêm kết mạc, tiết rất nhiều dịch từ mắt, mũi, hai mắt lờ đờ, chó gầy yếu và chết. Đôi khi có trường hợp bụng to sờ vào chó rất đau, phù toàn thân nhất là vùng cổ, ngực, bụng, mí mắt. Chó khỏi bệnh nhưng tăng trọng chậm, **c giác mạc.

PHÒNG BỆNH:
Tiêm phòng trước bằng vaccin DHPPi + L (Hà lan) lúc chó được 3 tháng tuổi để phòng cùng lúc 5 bệnh: Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto .
Khi chó bệnh nên mang chó đến các phòng mạch thú y để được hướng dẫn chăm sóc và phòng các bệnh nhiễm trùng kế phát.

ĐIỀU TRỊ:
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu dùng Marbovitryl phòng vi khuẩn gây bệnh bội nhiễm và các thuốc trợ lực để tăng sức đề kháng như Vitamin C, B.complex


Viêm dạ dày - ruột cấp tính

NGUYÊN NHÂN:
Bệnh phổ biến xảy ra quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Có 3 nguyên nhân có thể gây ra viêm dạ dày và ruột cấp ở chó.
- Do giun móc (Ancylostoma caninum) : giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những chỗ bị tổn thương gây thành bệnh viêm ruột cấp.
- Do virus: Virus Parvo, Virus Carê khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.
- Do vi khuẩn : Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli... Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.

TRIỆU CHỨNG:- Vài ngày đầu chó ít ăn hoặc bỏ ăn, sốt 39,5 - 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh.
- Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiện: mắt trũng, bụng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.
- Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá. Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp . Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.
- Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 - 100% trong thời gian 2 - 4 ngày. Một số chó qua khỏi nhưng chuyển thành thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.

PHÒNG BỆNH:- Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli. Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
- Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Vimectin cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.
- Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.

ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc chung là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng, trợ sức và trợ tim mạch.
Điều trị bằng một trong các loại kháng sinh sau:

Spectylo : liều 1ml/ 3 - 5 kg thể trọng.
Tylenro 5 + 5 : liều 1ml/10kg thể trọng/ngày.
Kết hợp với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng bằng các loại như :
Vime C : liều 500mg/con/ngày.
Vitamin B6 : liều 1ml/con/ngày.
Vitaral : liều 1ml/10kgP
Paravet : liều 1ml/4 kgP.
Atropin : liều 2ml/10 -15 kgP
Na.campho : liều 2 - 4 ml/con/ngày.
Truyền glucose 5% để cung cấp nước và chất điện giải giúp chó mau hồi phục.

Chú ý:Đối với nguyên nhân gây bệnh là giun móc thì sau khi chó hồi phục trở lại bình thường nên dùng thuốc tẩy giun móc như:
Levavet liều 0,5 ml/10 kgP, sau 2 -3 tháng tiêm lập lại .
Vimectin for dog 0,1% liều 0,2ml/ kg P tiêm bắp hay tiêm dưới da.

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

DE-AMIN
ANTI-PARASITE (SHRIMP)
CEPTIFI SUSPEN
VIME-FENFISH 2000
VICOX TOLTRA (Suspension)
MARBOVITRYL 250
OLAVIT
KETOVET
VIME-SONE
VIME-IODINE 200
VIMETRYL 100
VIMAX
AMICIN



Bệnh dại

TRIỆU CHỨNG:
* Thể điên
Sau thời gian ủ bệnh chó lên cơn điên dữ dội: mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép, không còn cảm giác, lao vào mọi người kể cả chủ nó và các con vật khác để cắn xé. Thời kỳ này chó bỏ ăn hoặc nhai nuốt tất cả vật gì mà nó gặp trên đường đi. Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi ghê rợn khác hẳn với trạng thái bình thường. Vài ngày sau đó chó bỏ nhà đi hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rạc, kiệt sức, bại liệt vơí những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé. Bệnh tiến triển trong vòng 2- 5 ngày chó suy kiệt rồi chết.

* Thể bại liệt
Đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường: ngơ ngác, bồn chồn, đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn. Sau đó chó lặng lẽ chui vào một xó tối nằm im, do đó gọi là thể dại im lặng hoặc thể dại câm, khác hẳn với thể điên cuồng. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng. Sau khi phát bệnh từ 3 - 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.
Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn chủ nhà khi đến chăm sóc nó. Thể bại liệt chiếm 20 - 30% số chó bị bệnh dại.

PHÒNG BỆNH:
Bệnh dại rất nguy hiểm vì hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Ở nước ta việc phòng chống bệnh dại đã đưa thành chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại. Trong đó qui định tất cả chó, mèo nuôi đều phải được tiêm phòng dại và lập lại định kỳ hằng năm.

ĐIỀU TRỊ:
Nhằm tránh sự lây truyền bệnh dại, khi bị chó mèo cắn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông, sau đó sát trùng lại bằng cồn. Không dùng các phương pháp phòng bệnh dân gian như lấy nọc, uống thuốc nam...
- Đến ngay trạm Vệ sinh phòng dịch gần nhất tiêm vaccin phòng chống bệnh dại. Trường hợp vết cắn gần vùng đầu hoặc vết thương quá sâu phải tiêm phòng bằng kháng huyết thanh dại trước khi tiêm phòng bằng vaccine. Trường hợp cần thiết có thể tiêm thêm vaccine phòng uốn ván theo chỉ định của cơ quan y tế.
- Chó, mèo cắn người phải được đem đến cơ quan thú y để chẩn đoán theo dõi xem có bị dại hay không. Tuyệt đối không được giết chết chó, mèo cắn người- khi chưa xác định là có mắc bệnh dại hay không.
Về Đầu Trang Go down
Lida
Admin
Admin
Lida


Tổng số bài gửi : 1812
Join date : 25/11/2009
Đến từ : USA

DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeWed Oct 06, 2010 4:49 pm

Nuôi chó còn hơn nuôi con nít nữa á
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeThu Oct 07, 2010 2:13 am

Sister có nuôi chó hay sao mờ biết vậy ?????
Về Đầu Trang Go down
Khách vi
Khách viếng thăm




DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitimeTue Oct 12, 2010 2:22 am

DẠY CHÓ BIẾT VÂNG LỜI .

Tất cả chúng ta đều biết chó là một thú cưng rất được chiều chuộng trong các gia đình hiện nay. Nó không những là thú giữ nhà-trợ thủ đắc lực để chống trộm mà con là "bạn" của con người, đặc biệt là các nàng còn phong cho những chú chó một danh hiệu rất chi là oai phong-vệ sĩ.

Nhưng muốn có được một người bạn bốn chân thực sự ngoan ngoãn, phát huy được tối đa công dung của chúng thì không phải ai cũng biết. Thời gian gần đây, khi kinh tế mỗi gia đình ngày càng được nâng cao thì lại càng có nhiều người sai lầm trong cách dạy chó. Vậy dạy cho như thế nào cho tốt và chăm sóc chúng ra sao thì tui sẽ bật mí một số mẹo nhỏ vừa đơn giản vừa dễ làm mà hiệu quả đem lại sẽ rất cao nếu mọi người chịu khó kiên trì trong một thời gian ngắn thôi (tối đa là một tuần).

Đầu tiên tôi xin nói ra một ví dụ để các bạn tự kiểm tra xem mình đã nuôi dạy tốt chú chó của mình chưa.

1.Cắn tay chủ(cắn yêu cũng không được đâu nhé)

2.Cọ sát thân mình vào tay chủ(Mọi người nghĩ đó là hành vi bày tỏ, nhưng loài chó chỉ làm điều đó với những đối tượng có địa vi thấp hơn nó)

3.Chủ gọi mà không thưa.

4.Thấy chủ lai gần trong lúc ăn là gầm gừ, phản đối.

6.Lúc đi dạo kéo chủ đi theo hướng mình thích, hoặc đứng ỳ một chỗ không chịu đi.

7.Lúc đi dạo thường sủa to để tỏ uy quyền với những con khác.

8.Khách đã vào nhà mà cứ sủa ỏm tỏi.

Tất cả những hành vi trên gọi chung là bệnh thể hiện quyền lực và có thể nói hầu hết những chú chó ở thành thị hiện nay đều mắc phải căn bệnh đó.
Gỉa sử như khi chó cắn tay chủ, moi người vẫn tưởng rằng chó con thay răng nên cần phải cắn cái gì đó cho đỡ ngứa nhưng không phải như vậy. Nếu có nuôi vài con trong nhà các bạn sẽ hiểu chó con cắn nhau là để thể hiện vị trí của mình với bầy đàn trong nhà(đặc biệt là các nàng hay mắc bệnh này lắm ). Nếu để chúng cắn thường xuyên, các bạn sẽ làm chúng ngộ nhận rằng chúng "có địa vị" hơn chủ, lớn lên sẽ không thèm nghe theo lời chủ nữa. Trong sách cũng đã nói, loài chó vốn sống theo bầy đàn nên khi đã nuôi thì phải thể hiện rõ cho chúng biết chúng có địa vị thập nhất trong nhà.Nếu không con chó sẽ cảm thấy thắc mắc vì sao chúng phải phục tùng mệnh lệnh của người có địa vị thấp hơn chúng. Từ đó dễ nảy sinh những hành động hỗn hào đôi khi quá trớn không lường trước được.

Nói tóm lại người chủ nuôi luôn phải có ý thức cảnh giác để biết chó của mình có mắc vấn đề trong cách hành xử hay không đẻ kịp thời có hành động uốn nắn. Khác với con người, loài chó có thể được huấn luyện bất cứ khi nào, dù cho chúng con non hay khi trưởng thành và cả khi về già. Sau đây tôi sẽ trình bày một số cách để giúp bạn huấn luyện chú cún cưng của mình:

1.Mọi người ai cũng muốn sống trong không gian rộng rãi cho thoải mái nhưng đừng áp đặt suy nghĩ đó cho loài chó. Tổ tiên của loài chó là những chú chó sói sống theo bầy đàn và thích sống trong hang nên một cái chuồng nhỏ sẽ khiến chúng yên tâm hơn so với một không gian rộng rãi. Để giúp chó gắn bó với ngôi nhà của mình đầu tiên hãy bỏ vào đó một số món đồ chơi hay thức ăn ưa thích đối với chúng. Những lúc chúng ở trong nhà hãy trò chuyện với chúng bằng những lời nói cử chỉ thân thiện nhất. Nhưng ngay khi con chó rời khỏi nhà hãy cất tất cả đồ chơi và thức ăn trong đó, đồng thời giả lơ, không thèm trò chuyện gì với nó nữa. Làm thế nhiều lần, con chó sẽ hiểu rằng chỉ khi ở trong "nhà" chúng mới được cho đồ chơi, thức ăn... và được chủ quan tâm nhiều hơn. Từ đó nó sẽ thích ở nhà hơn là lêu lổng bên ngoài. Những lúc nó sắp vào chuồng, hãy ra lệnh "vào nhà", con chó sẽ ghi nhớ mệnh lệnh ấy và răm rắp nghe theo mỗi khi bạn yêu cầu. Nhớ là phải tự tay đóng cửa chuồng sau khi chó đã vào nhà và trò chuyện với nó một lúc xong mới bỏ đi để thể hiện sự quan tâm của mình. Nếu tập được thói quen ở trong chuồng của chó sẽ rất thuận lợi mỗi khi bạn đi du lịch hoặc gửi chó hộ ở nhà hàng xóm... Tuy nhiên không có con chó nào ở mãi trong chuồng được đâu. Bạn phải thường xuyên cho nó ra ngoài chơi và cách ra lệnh, quản chó bên ngoài chuồng ra sao thì mời qua phần (2) .

2.Khi dắt chó đi dạo, nếu thấy con chó có biểu hiện đi theo hướng nó thích thì phải kéo nó đi theo hướng ngược lại. Đó là một cách để trị căn bệnh quyền lực của chó. Chú ý một điều là khi kéo chó về hướng ngược lại thì tuyệt đối không được nhìn vào mặt nó. Một lúc sau có thể con chó sẽ giở lại bài cũ, lúc đó bạn hãy thực hiện động tác lúc nãy của mình nhưng mạnh hơn. Nhiều lần như thế con chó sẽ chột dạ và trở nên biết điều hơn khi không thể chống lại ý muốn của chủ. Điều quan trọng nữa là phải thực hiện bài huấn luyện này mỗi ngày mới có tác dụng, đăc biệt là trong những ngày đầu.

3.Tiếp theo là phương pháp khống chế chó từ phía sau-"Ôm từ phía sau". Mỗi khi con chó "nổi loạn", cần ôm chặt nó từ phía sau đến khi nó bình tĩnh trở lại. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc áp chế căn bệnh "chứng tỏ quyền lực" ở chó nuôi. Khi con chó đã bình tĩnh trở lại thì hãy vuốt ve nó thật nhẹ nhàng và nếu được thì hãy thủ thỉ trò chuyện với nó để thể hiện sự cảm thông của bạn. Với những con chó quá hung dữ thì thì hãy dùng tay bóp thật chặt mõm nó; đến khi không thấy nó chống cự nữa thì hãy sờ vào răng nó. Đến đây xem như bạn hoàn toàn khuất phục được chú chó bướng bỉnh.
Cuối cùng hãy lật ngửa con chó lên rồi xoa vào bụng nó. Trường hợp con chó không lật ngửa thì có thể xoa vào hai bên sườn nó cũng được...

Trên đây là một số động tác để huấn luyện chó cưng của bạn thành một con chó biết nghe lời. Và bạn biết đấy, chó là một loài động vật rất thông minh và trung thành nên khi được huấn luyện đúng cách, đúng bài bản hơn nữa thì hãy tin chắc rằng "tình bạn" giữa chó và chủ sẽ trở nên khăng khít hơn nữa.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





DẠY CHÓ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: DẠY CHÓ    DẠY CHÓ  I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
DẠY CHÓ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÌNH NHỚ :: GIẢI TRÍ :: Hoa-Cây cảnh-Thú vật-
Chuyển đến